Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Thuế GTGT (giá trị gia tăng) hợp nhất trong 12 vấn đề

Hoàn thuế GTGT

nộp thuế GTGT

Bản tin chính sách thuế Giá trị gia tăng năm 2019 cung cấp thông tin tóm lược dựa trên những văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thông lệ về thuế hiện hành, bao gồm một số dự thảo, tính đến thời điểm 10/7/2019. Việc áp dụng các quy định có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp và từng giao dịch cụ thể; do đó xin quý vị vui lòng liên hệ với Hãng kiểm toán Calico để được tư vấn cụ thể.

1. Đối tượng chịu thuế

Là hàng hóa, dịch vụ dùng chó sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trừ những khoản không chịu thuế quy định tại điều 4

2. Người nộp thuế bao gồm(6 nhóm)

3. Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (25 nhóm):

4. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT(7 trường hợp)

-Góp vốn bằng tài sản.

– Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hcahj toán phụ thuộc

– Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.

– Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ

Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng từ việc bán đúng giá

– Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý

– Hàng hóa nhập khẩu bị trả lại.

– Các khoản thù lao từ cơ quan nhà nước

5. Gía tính thuế

Gía tính thuế = Gía nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế bào vệ môi trường
Gía tính thuế = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem…)
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
Giá tính thuế =

Số tiền thu được

1 + thuế suất

Giá tính thuế =

Giá trọn gói

1 + thuế suất

Giá tính thuế =

Số tiền phải thu

1 + thuế suất

6.Thuế suất thuế GTGT

Có ba mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như sau:

– Đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, bán vào khu phi thuế quan; công trình xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài, trong khu phi thuế quan; hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam; phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; xuất khẩu tại chỗ và các trường hợp khác được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

– Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hoặc ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

– Hàng hóa, dịch vụ bán tại khu cách ly.

– Vận tải quốc tế và dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải:

+ Vận tải quốc tế: AD thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện: có hợp đồng vận chuyển; có chứng từ thanh toán qua ngân hàng

+ Dịch vụ hàng không không thực hiện trong cảng hàng không quốc tế: AD thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện: có hợp đồng với tổ chức nước ngoài; có chứng từ thanh toán qua ngân hàng

+ Các dịch vụ không áp dụng thuế suất 0%: cung cấp suất ăn hàng không, cất cánh tàu bay, sân đậu tàu bay, bảo vệ an ninh, soi chiếu…

+ Dịch vụ ngành hàng hải: AD thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện: có hợp đồng với tổ chức nước ngoài, đại lý tàu biển; có chứng từ thanh toán qua ngân hàng

+ Các dịch vụ áp dụng: lai dắt tàu biển, hoa tiêu tàu biển, cứu hộ tàu biển, cầu cảng, bốc xếp, bộc cởi dây, kiểm đếm, giao nhận…

– Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như: Cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương.

– Phân bón là các loại phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh và các loại phân bón khác;

– Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

– Hoạt động đóng mới tàu đánh bắt xa bờ

– Tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản…

– Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

– Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón;

– Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;

– Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.

– Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm bao gồm: Phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, xay sát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác.

– Thực phẩm tươi sống bao gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành các sản phẩm khác.

– Nhà ở xã hội: đối với các trường hợp bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội

– Các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%.

– Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu.

7. Phương pháp tính thuế GTGT

Điều kiện tính thuế GTGT:
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân có mức doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, cho thuê tài sản (>100 triệu đồng/năm) thì tính thuế theo: doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính thuế trên doanh thu.
Trường hợp doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì các đối tượng kinh doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Gồm 3 trường hợp tính thuế GTGT sau:

+ Doanh thu tính thuế: toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

+ Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:

Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

Hoạt động kinh doanh khác: 2%;

+ Doanh thu tính thuế: của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; cụ thể đối với 1 số hoạt động như sau:

Hàng hóa bán theo phương thức trả góp: giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm;

Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng: giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng;

Gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;

Vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;

Xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

+ Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:

Được áp dụng giống với trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

+ Doanh thu tính thuế: bao gồm thuế của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác không bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.

Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

+ Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:

Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%

8. Kết chuyển thuế GTGT

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:

+ Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư; hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;

+  Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016; hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.

9. Khấu trừ thuế GTGT

Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT:

+ Có hóa đơn GTGT mua hàng hoặc chứng từ nộp thuế ở khâu NK;

+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với HH; DV mua vào trừ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu;

+ Ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô được khấu trừ VAT toàn bộ; (không bị khống chế nguyên giá 1,6 tỷ);

+ Tài sản bảo đảm.

10. Kê khai thuế GTGT

Điều kiện kê khai thuế GTGT:
Những doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên; mới được khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Còn lại các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng; muốn kê khai theo phương pháp này thì phải đăng kí.
Các cơ sở kinh doanh muốn đăng kí tự nguyện khai thuế GTGT gồm:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ; bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ; kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ;

+ Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện;đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu; hợp đồng nhà thầu phụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

+ Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra.

Quy trình kê khai thuế GTGT:
Doanh nghiệp được kê khai thuế GTGT trước khi có thông báo thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế từ 01/01/2014.
Chuyển một số dịch vụ đang từ không chịu thuế sang thuế suất 10%; việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế có quy định ngưỡng doanh thu; riêng  phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được thay đổi tính trên tỷ lệ GTGT bằng tỷ lệ %  trên doanh thu; thay đổi về thời gian hoàn thuế từ 3 tháng lên 12 tháng; đồng thời thay đổi mức tiền thuế GTGT được hoàn theo tháng đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu; dự án đầu tư mới…;quy định mới về khấu từ thuế đầu vào đối với tài sản cố định …

11. Nộp thuế GTGT

Tất cả các tổ chức và cá nhân sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam phải đăng ký mã số thuế GTGT. Trong một số trường hợp, chi nhánh phải đăng ký và kê khai riêng thuế GTGT.

Người nộp thuế phải nộp tờ khai thuế GTGT; hàng tháng chậm nhất là vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp; hoặc hàng quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý kế tiếp; (áp dụng đối với các công ty năm trước có doanh thu từ 50 triệu đồng/năm trở xuống).

12. Hoàn thuế GTGT

Trường hợp hoàn thuế:

+ Nếu có 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ;

+ Hoạt động xuất khẩu: nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu trở lên; Trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan; theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước; kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu; không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.

+ Doanh nghiệp theo PPKT khi chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, tách, chia, giải thể…; có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?