Mục lục bài viết
- 1 Công văn 5572/CT-TTHT năm 2020V/v: kê khai thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn lập sai thời điểm do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1.1 – Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính
- 1.2 – Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính
- 1.3 – Căn cứ Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính
- 1.4 – Căn cứ Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính
- 1.5 – Căn cứ Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính
- 1.6 – Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính
- 1.7 Căn cứ các quy định nêu trên trên
- 1.8 Các bài viết liên quan:
- 1.9 Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công văn 5572/CT-TTHT năm 2020
V/v: kê khai thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn lập sai thời điểm do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số ZTE-CV/202001-02 ghi ngày 20/01/2020 của Công ty TNHH ZTE HK Việt Nam về việc kê khai thuế GTGT đối với hóa đơn lập sai thời điểm.
Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về kê khai thuế với hóa đơn lập sai như sau:
– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT:
+ Tại Điều 8 quy định thời điểm xác định thuế GTGT:
“1. Đối với bán hàng hóa
Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ
Là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền….
+ Tại Khoản 8 Điều 14 quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó; không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. ”
+ Tại Điều 15 quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính
Quy định về sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính), quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Căn cứ Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính
Quy định về sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính).
– Căn cứ Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định kê khai thuế với hóa đơn lập sa:
“1. Nguyên tắc lập hoá đơn
…d) Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.…
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. …”
– Căn cứ Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm.
Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), những đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hóa đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).
a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
…”
– Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính
Quy định về sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6 Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế GTGT
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá từ từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...
Căn cứ các quy định nêu trên trên
Trường hợp Công ty TNHH ZTE HK (Việt Nam) có ký hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông với Công ty CP thiết bị bưu điện
- Hàng hóa đã được Công ty ZTE bàn giao từ tháng 12/2019; nhưng đến tháng 01/2020 Công ty mới xuất hóa đơn GTGT là không đúng quy định.
- Công ty ZTE bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, bị xử phạt vi phạm lập hóa đơn; không đúng thời điểm theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.
Thời điểm xác định thuế GTGT đối với bán hàng hóa
Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua; không phân biệt đã thu được tiền hay chưa được tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
Đối với bên mua hàng hóa dịch vụ
Nếu việc mua hàng hóa, dịch vụ đúng thực tế, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính, Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính); thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.
Nếu Công ty mua hàng phát sinh các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Thời điểm kê khai thuế GTGT đối với người mua:
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp còn vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Thanh tra – Kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH ZTE HK Việt Nam hướng dẫn đơn vị thực hiện./.
Các bài viết liên quan:
- HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THUẾ GTGT KHI NHẬN SÁT NHẬP CÁC CÔNG TY
- Hướng dẫn chuyển đổi kỳ kê khai thuế GTGT theo Công văn số 2512/TCT-KK
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Hãng kiểm toán Calico
- Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
- Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, QuậnBa Đình, TP. Hà Nội
- VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Hotline: 0966.246.800
- Email: calico.vn@gmail.com
- Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn