HƯỚNG DẪN KÊ KHAI CÁC CHỈ TIÊU TRÊN TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ 03/TNDN
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN
Chỉ tiêu [01] – Kỳ tính thuế: Ghi rõ kỳ tính thuế năm (theo năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch), từ ngày đầu tiên của năm dương lịch/năm tài chính hoặc ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực (đối với hợp đồng) đến ngày kết thúc năm dương lịch/năm tài chính hoặc ngày chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế TNDN năm 2013 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2014 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2014) được tính từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/03/2014 (3 tháng), kỳ tính thuế TNDN năm tiếp theo (năm tài chính 2014) được tính từ ngày 01/04/2014 đến hết ngày 31/03/2015.
Ví dụ 2: Cũng trường hợp nêu trên nhưng DN A được hưởng ưu đãi thuế TNDN (miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo), năm 2012 bắt đầu được miễn thuế thì DN A sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau (miễn thuế các năm 2012, 2013; giảm 50% thuế các năm 2014, 2015, 2016, 2017).
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế theo kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN 3 năm tính thuế tiếp theo tính từ năm tài chính 2014 (năm tài chính 2014 từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2016.
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN đối với kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2014 (kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 kê khai nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi) thì doanh nghiệp được giảm 50% thuế TNDN từ năm tài chính 2014 (từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2017.
– Chỉ tiêu [02] – Lần đầu: Tích vào ô này khi thực hiện khai lần đầu hoặc khai thay đổi nội dung tờ khai lần đầu trong thời hạn nộp tờ khai.
– Chỉ tiêu [03] – Bổ sung lần thứ: Ghi lần khai bổ sung cho tờ khai chính thức.
– Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ: Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện quy mô vừa và nhỏ theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì tích vào ô này.
– Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc: Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc thì tích vào ô này.
– Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thông tin giao dịch liên kết: Trường hợp doanh nghiệp thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết thì tích vào ô này.
– Chỉ tiêu [04] đến [5] : Ghi ngành nghề có tỷ lệ doanh thu cao nhất phát sinh trong kỳ tính thuế.
– Chỉ tiêu [06] đến [13] – Ghi đầy đủ, chính xác theo Tờ khai đăng ký thuế của NNT. Nếu NNT có sự thay đổi thông tin từ chỉ tiêu [06] đến [13], NNT phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo quy định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.
– Chỉ tiêu [14] đến [22]- Ghi đầy đủ, chính xác theo hợp đồng đại lý thuế đã ký giữa NNT và đại lý thuế. Nếu NNT có sự thay đổi thông tin từ chỉ tiêu [14] đến [22], NNT phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo quy định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.
– Chỉ tiêu [A1] – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế theo quy định của pháp luật về kế toán.
Số liệu trên chỉ tiêu này được lấy từ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Cụ thể:
+ Đối với NNT thuộc các ngành sản xuất thương mại, dịch vụ: lấy số trên Chỉ tiêu [19] của Phụ lục 03-1A/TNDN.
+ Đối với NNT thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng: lấy số trên Chỉ tiêu [16] của Phụ lục 03-1B/TNDN.
+ Đối với các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: lấy số trên Chỉ tiêu [28] của Phụ lục 03-1C/TNDN.
– Chỉ tiêu [B1] – Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN của cơ sở kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các Chỉ tiêu từ [B2] đến [B7]. Cụ thể:
[B1] = [B2]+[B3]+[B4]+[B5]+[B6]+[B7]Chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật về kế toán và thuế, bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận theo qui định của luật thuế.
– Chỉ tiêu [B3] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các qui định của Luật thuế TNDN.
Điển hình nhất của các chi phí này là các khoản chi liên quan đến doanh thu đã được đưa vào doanh thu tính thuế của các năm trước (các khoản doanh thu này sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng ở chỉ tiêu [B9] – Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước).
– Chỉ tiêu [B4] – Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN
– Chỉ tiêu [B5] – Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế TNDN) cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài đối với số thu nhập mà cơ sở nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài trong kỳ tính thuế dựa trên các Biên lai và/hoặc chứng từ nộp thuế ở nước ngoài và được lấy từ dòng “Tổng cộng” tại cột (6) trên Phụ lục 03-4/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Cơ sở kinh doanh có các khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài chuyển về Việt Nam thì phải xác định lại khoản thu nhập nhận được trước khi nộp thuế tại nước ngoài và xác định số thuế TNDN phải nộp theo Luật thuế TNDN hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế TNDN để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Khi tính thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần).
Các thu nhập nhận được ở nước ngoài cộng vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam được xác định trên cơ sở thực nhận, cơ sở kinh doanh chỉ hạch toán phần thu nhập thực nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên cơ sở kinh doanh phải cộng số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế và ghi vào chỉ tiêu này.
Ví dụ 8:
Công ty A của Việt Nam có đầu tư vào một doanh nghiệp sản xuất ở Thái Lan. Trong năm 2014, Công ty A được nhận một khoản cổ tức tương đương 1.400 triệu đồng. Số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan đối với số cổ tức này là 600 triệu đồng (thuế suất là 30%).
Trong trường hợp này Công ty A sẽ ghi vào chỉ tiêu này số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan là 600 triệu đồng.
– Chỉ tiêu [B6] – Điều chỉnh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết: Chỉ tiêu này phản ánh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết trong trường hợp doanh nghiệp phải xác định giá trị bằng tiền của các khác biệt trọng yếu khi so sánh giữa giao dịch độc lập với giao dịch liên kết hoặc do cơ quan thuế ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế khi doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các giao dịch liên kết phát sinh.
– Chỉ tiêu [B7] – Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các điều chỉnh khác (chưa được điều chỉnh tại các chỉ tiêu từ [B2] đến [B6]) do sự khác biệt giữa chế độ kế toán và Luật thuế TNDN dẫn đến làm tăng tổng thu nhập trước thuế.
Một số trường hợp điển hình được kê khai vào chỉ tiêu này:
- i) Lãi chênh lệch tỉ giá của các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có thời hạn dưới 12 tháng đã thực hiện trong năm tính thuế và được đưa vào thu nhập của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước (do lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện của các khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn không thuộc diện chịu thuế TNDN).
Ví dụ 9:
Công ty B xuất khẩu một lô hàng bán trả chậm vào ngày 31/8/2013 với giá trị là 1 triệu đô la Mỹ. Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng và một khoản phải thu theo tỉ giá tại ngày giao hàng. Công ty B nhận được thanh toán vào ngày 31/3/2014. Tỉ giá tại ngày 31/8/2013 là USD 1=VND 21.180, tại ngày 31/12/2013 là USD 1=VND 21.185 và 31/3/2014 là USD 1=VND 21.220
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, tại thời điểm cuối năm tài chính (31/12/2013) Công ty B phải đánh giá lại khoản phải thu này theo tỉ giá thực tế tại ngày lập Báo cáo tài chính. Do tỉ giá tăng từ VND 21.180/USD lên VND 21.185/USD nên Công ty B có một khoản lãi chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện tại thời điểm 31/12/2013 là 5 triệu đồng. Khoản lãi này được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng không phải chịu thuế TNDN vì chưa thực hiện. Do vậy khi tính thuế TNDN cho năm 2013, Công ty B đã điều chỉnh giảm khoản thu nhập này trong thu nhập chịu thuế.
Ngày 31/3/2014 Công ty B nhận được tiền thanh toán. Do tỉ giá lúc này đã tăng từ VND 21.185/USD lên VND 21.220/USD, nên Công ty B có thêm một khoản lãi do chênh lệch tỉ giá là 35 triệu đồng (được tính trên cơ sở so sánh với tỉ giá ngày 31/12/2013)
So với thời điểm bán hàng, Công ty B thu được một khoản lãi là 40 triệu đồng do chênh lệch tỉ giá, nhưng về mặt kế toán do Công ty B đã ghi nhận 5 triệu đồng trong năm 2013 nên Công ty B chỉ ghi nhận tiếp 35 triệu đồng vào thu nhập trong năm 2014.
Về phương diện thuế, do khoản lãi chênh lệch tỉ giá 5 triệu được ghi nhận trong Báo cáo thu nhập của năm 2013 chưa chịu thuế thu nhập vì chưa thực hiện nên trong năm 2014 khi khoản lãi này đã được thực hiện (vì khách hàng đã thanh toán) nên Công ty phải cộng khoản này vào thu nhập chịu thuế. Khoản lãi chênh lệch tỉ giá này sẽ được ghi vào chỉ tiêu này – thể hiện là một khoản tăng doanh thu chịu thuế.
Lưu ý: Chỉ các khoản lãi phát sinh do chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ trong giai đoạn từ khi phát sinh giao dịch cho đến thời điểm được đánh giá lại mới được ghi vào chỉ tiêu này. Chênh lệch tỉ giá từ khi đánh giá lại cho đến thời điểm thực hiện (thực thanh toán) đã được thể hiện trong Báo cáo Kết quả kinh doanh trong năm nên không được bao gồm trong chỉ tiêu này.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc tính toán các khoản lãi đã thực hiện nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước cho từng khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ được thực hiện trong năm để vào chỉ tiêu này.
- ii) Thu nhập thuộc diện chịu thuế TNDN nhưng doanh nghiệp hạch toán trực tiếp vào các quỹ.
– Chỉ tiêu [B8] – Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN: Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
[B8] = [B9]+[B10]+[B11]– Chỉ tiêu [B9] – Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu được hạch toán trong Báo cáo Kết quả kinh doanh năm nay của cơ sở kinh doanh nhưng đã đưa vào doanh thu để tính thuế TNDN của các năm trước.
Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng và đã xuất hoá đơn trong năm trước nhưng giao hàng trong năm sau. Theo chuẩn mực kế toán về doanh thu, cơ sở kinh doanh chỉ ghi nhận doanh thu khi khoản doanh thu đó đã được xác định tương đối chắc chắn. Tuy nhiên, về doanh thu để xác định thuế TNDN, khi doanh nghiệp đã lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ thì khoản doanh thu này phải được đưa vào để tính thu nhập chịu thuế. Như vậy, đến năm sau khi doanh nghiệp đã giao hàng và đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán thì khoản doanh thu bán hàng này mới được ghi nhận doanh thu trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên do đã được đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước nên khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN cho năm nay, cơ sở kinh doanh phải điều chỉnh giảm doanh thu chịu thuế một khoản tương ứng. (Điều chỉnh giảm chi phí được thực hiện tại chỉ tiêu [B3] ).
Ví dụ 11:
Theo Ví dụ 3: Công ty A trong năm 2014 đã ký hợp đồng bán 2 chiếc ô tô với giá trị 350 triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2014 nhưng xe được giao cho khách hàng vào tháng 3 năm 2015. Giá thành sản xuất của 2 chiếc xe này là 300 triệu đồng/chiếc.
Về mặt kế toán, trị giá hai chiếc xe này được ghi nhận là doanh thu trong năm 2015. Tương ứng, giá thành sản xuất của hai chiếc xe này cũng được ghi vào chi phí giá vốn hàng bán trong năm 2015.
Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trong năm 2014 nên theo quy định của Luật thuế TNDN trị giá hai chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN của năm 2014. Vậy Công ty A sẽ phải điều chỉnh giảm doanh thu của 2 chiếc xe này là 700 triệu đồng trong doanh thu tính thuế trên Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN của năm 2015.
Vậy Công ty A sẽ ghi phần doanh thu điều chỉnh giảm là 700 triệu đồng vào chỉ tiêu này. Phần giảm chi phí do điều chỉnh giảm doanh thu được thể hiện tại chỉ tiêu “Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm” – Chỉ tiêu [B3].
– Chỉ tiêu [B10] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu – của Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Các khoản chi phí được điều chỉnh tại chỉ tiêu này chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán hoặc giá thành sản xuất sản phẩm. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản chi phí chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu mà được đưa chi phí theo quy định của Luật thuế TNDN.
Lưu ý:
(i)+ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, nếu cơ sở kinh doanh điều chỉnh tăng hay giảm doanh thu thì cơ sở kinh doanh đồng thời phải thực hiện điều chỉnh tăng hay giảm chi phí để đảm bảo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.
(ii)+ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, cơ sở kinh doanh phải đối chiếu với tờ khai của các năm trước để xác định các khoản doanh thu nào phát sinh trong năm tài chính hiện tại nhưng đã đưa vào doanh thu tính thuế của năm trước để thực hiện điều chỉnh phù hợp.
– Chỉ tiêu [B11] – Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác: Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản điều chỉnh khác ngoài các khoản điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu từ [B9] đến [B10] của Tờ khai quyết toán thuế TNDN dẫn đến giảm lợi nhuận chịu thuế. Các điều chỉnh này có thể bao gồm:
- i) Các khoản trích trước vào chi phí năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế do chưa có đủ hoá đơn chứng từ. Sang năm sau khi các khoản này đã thực chi, cơ sở kinh doanh được quyền đưa các khoản này vào chi phí. Do các chi phí này đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước nên không được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm nay. Vì vậy, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện điều chỉnh tăng chi phí để thể hiện các khoản chi này.
ii)Khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ (thực hiện trong năm) đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được ghi nhận vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của các năm trước do chưa thực hiện.
Ví dụ 14:
Công ty A có nhập một lô hàng trả chậm với giá trị 1 triệu Đô la Mỹ. Thời điểm nhận hàng là 1/6/2013. Thời hạn thanh toán là 9 tháng kể từ ngày nhận hàng. Tỉ giá tại thời điểm nhận hàng (1/6/2013) là USD 1= VND 21.030. Tỉ giá tại ngày 31/12/2013 là USD 1=VND 21.185. Công ty A thực hiện thanh toán cho lô hàng này vào ngày 31/3/2014. Tỉ giá tại ngày thanh toán là USD 1=VND 21.220
Theo qui định tại chế độ kế toán hiện hành thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính cuối năm, Công ty A phải đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên theo tỉ giá tại ngày cuối năm. Các khoản lãi/lỗ do đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm.
Khi lập Báo cáo tài chính năm 2013, Công ty A ghi nhận một khoản lỗ chênh lệch tỉ giá do đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên vào Báo cáo kết quả kinh doanh một khoản là 155 triệu đồng. Khoản lỗ này không được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong năm 2013 do chưa thực hiện và Công ty A đã điều chỉnh giảm chi phí khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm 2013.
Vào ngày 31/3/2014, Công ty A thanh toán khoản nợ này. So với thời điểm nhận hàng (1/6/2013), Công ty A đã phát sinh một khoản lỗ là 190 triệu đồng.
Tuy nhiên do Công ty A đã đánh giá lại khoản nợ vào ngày 31/12/2013 và ghi nhận 155 triệu đồng vào Báo cáo kết quả kinh doanh nên phần lỗ còn lại chưa đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 chỉ là 35 triệu đồng. Số lỗ này sẽ được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2014.
Do khoản lỗ của khoản nợ ngắn hạn đã thực sự phát sinh trong năm 2014 nên Công ty A được đưa các khoản lỗ đó vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế của năm 2014. Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho năm 2014, Công ty A phải điều chỉnh tăng lỗ do chênh lệch tỉ giá hối đoái đối với khoản nợ mua hàng trả chậm là 155 triệu đồng và ghi vào chỉ tiêu này. Số liệu này bằng với số lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại số dư của khoản nợ mua hàng trả chậm đã bị loại trừ khi tính thu nhập chịu thuế của năm 2013.
Lưu ý: Chỉ các khoản lỗ phát sinh do chênh lệch tỉ giá trong giai đoạn từ khi phát sinh giao dịch cho đến thời điểm được đánh giá lại mới được ghi vào chỉ tiêu này. Chênh lệch tỉ giá từ khi đánh giá lại cho đến thời điểm thực hiện (thực thanh toán) đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm nên không được bao gồm trong chỉ tiêu này.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc tính toán các khoản lỗ đã phát sinh nhưng chưa đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế của năm trước cho từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ được thực hiện trong năm. Số tổng sẽ được ghi vào chỉ tiêu này.
iii) Chi phí khấu hao các tài sản cố định là xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng đã thực hiện trích khấu hao hết theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, tuy nhiên theo Luật thuế TNDN thì doanh nghiệp chỉ được tính vào chi phí được trừ đối với phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá từ 1,6 tỷ đồng trở xuống. Do vậy khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, cơ sở kinh doanh phải loại trừ phần chi phí trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng để đưa vào chỉ tiêu B11-Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Như vậy trong trường hợp này trên báo cáo kết quả kinh doanh đã thể hiện chi phí trích khấu hao theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, tuy nhiên khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN cơ sở kinh doanh phải loại trừ phần chi phí khấu hao không được trừ khi tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN
iiii) Các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên kết trong nước sau khi đã nộp thuế TNDN.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì khoản thu nhập từ lợi nhuận được chia (cổ tức) thu được từ việc sở hữu các cổ phiếu này cũng được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Riêng thu nhập từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu sẽ phải cộng vào thu nhập chịu thuế.
iiiii) Các khoản thu nhập khác không phải chịu thuế theo quy định của Chính phủ ví dụ thu nhập từ trái phiếu Chính phủ, công trái …
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ dựa trên sổ kế toán chi tiết của phần thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư dài hạn.
Ví dụ 10:
Công ty A có góp vốn vào một liên doanh, một Hợp đồng hợp tác kinh doanh và đồng thời có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Trong năm 2014, Công ty A được chia lợi nhuận từ liên doanh là 2 tỉ và từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh là 3 tỉ.
Do liên doanh là một pháp nhân độc lập có nghĩa vụ nộp thuế TNDN theo qui định của pháp luật trước khi chi trả lợi nhuận cho chủ đầu tư nên Công ty A sẽ không phải nộp thuế TNDN lần nữa đối với phần lợi nhuận nhận được từ công ty liên doanh.
Hợp đồng Hợp tác kinh doanh không phải là pháp nhân nên các bên đối tác tự chịu trách nhiệm về các khoản thuế đối với phần lợi tức được chia. Do vậy Công ty A sẽ phải nộp thuế thu nhập trên khoản lợi nhuận được chia từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Vậy lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế TNDN năm 2014 của Công ty A là 3 tỉ
Công ty A sẽ ghi khoản thu nhập không chịu thuế là 3 tỉ vào chỉ tiêu này để điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế.
– Chỉ tiêu [B12] – Tổng thu nhập chịu thuế: Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện được trong kỳ tính thuế chưa trừ số lỗ phát sinh trong các năm trước được chuyển và lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cơ sở kinh doanh trong năm tài chính.
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: [B12] = [A1]+[B1]-[B8]
– Chỉ tiêu [B13] – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản) và chưa trừ chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: [B13] = [B12]-[B14]
– Chỉ tiêu [B14] – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (chưa trừ chuyển lỗ năm trước chuyển sang) của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu [09] của Phụ lục 03-5/TNDN.
– Chỉ tiêu [C1] – Thu nhập chịu thuế: Chỉ tiêu này bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác và được xác định bằng số liệu trên chỉ tiêu [B13].
– Chỉ tiêu [C2] – Thu nhập miễn thuế: là khoản thu nhập được miễn không tính vào thu nhập tính thuế trong năm theo quy định của Luật thuế TNDN. Cụ thể:
- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
- a) Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được miễn thuế quy định tại khoản này là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế (không bao gồm trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp có mua lại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản). Sản phẩm sơ chế được hướng dẫn tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp, hợp tác xã phải hạch toán riêng thu nhập thuộc diện miễn thuế quy định tại khoản này. Trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập miễn thuế từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản được phân bổ theo tỷ lệ chi phí sản xuất của khâu trồng trọt, khai thác, sơ chế sản phẩm thông thường trong tổng chi phí của toàn hợp tác xã, doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí quản lý, chi phí bán hàng) trong kỳ tính thuế.
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trồng cao su được miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động trồng trọt, khai thác mủ tươi. Trường hợp không hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động trồng trọt, khai thác mủ tươi thì thu nhập miễn thuế được phân bổ theo tỷ lệ chi phí trồng trọt, khai thác mủ tươi trong tổng chi phí của toàn doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thu nhập miễn thuế tại Khoản này bao gồm cả thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (trừ thanh lý vườn cây cao su), thu nhập từ việc bán phế liệu phế phẩm liên quan đến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được xác định căn cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- b) Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều 18 Thông tư 178/2014/TT-BTC.
Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định tại khoản này và tại điểm f Khoản 3 Điều 19 Thông tư 178/2014/TT-BTC là hợp tác xã đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
- 2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ được miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ được miễn thuế tối đa không quá 05 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm;
Thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
- a) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học;
– Được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận là hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- b) Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam được miễn thuế phải đảm bảo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận”.
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma tuý, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp.
Thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản này không bao gồm thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư 178/2014/TT-BTC.
Doanh nghiệp thuộc diện được miễn thuế quy định tại Khoản này là doanh nghiệp có số lao động bình quân trong năm ít nhất từ 20 người trở lên và không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
Doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- a) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật.
- b) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy phải có giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện của các cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền liên quan.
- c) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nhiễm HIV phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người nhiễm HIV.
- 5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS trong tổng số học viên.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế tại Khoản này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của các văn bản hướng dẫn về dạy nghề.
– Có danh sách các học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.
- 6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ 11: Doanh nghiệp B nhận vốn góp của doanh nghiệp A. Thu nhập trước thuế tương ứng với phần vốn góp của doanh nghiệp A trong doanh nghiệp B là 100 triệu đồng.
– Trường hợp 1: Doanh nghiệp B không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 78 triệu đồng [(100 triệu – (100 triệu x 22%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 78 triệu đồng này.
– Trường hợp 2: Doanh nghiệp B được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 89 triệu đồng [100 triệu – (100 triệu x 22% x 50%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 89 triệu đồng này.
– Trường hợp 3: Doanh nghiệp B được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đồng, doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 100 triệu đồng này.
- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì tổ chức nhận tài trợ phải tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần sử dụng sai mục đích trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai mục đích.
Tổ chức nhận tài trợ quy định tại Khoản này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) được miễn thuế phải đảm bảo khi bán hoặc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) phải được cơ quan có thẩm quyền về môi trường xác nhận theo quy định.
- Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ Bảo hiểm Y tế, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thông công ích, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ phát triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Quỹ phát triển đất và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp các đơn vị phát sinh các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phải tính và nộp thuế theo quy định”.
- Phần thu nhập không chia:
- a) Phần thu nhập không chia của các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác (bao gồm cả Văn phòng giám định tư pháp) để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của pháp luật chuyên ngành về giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác. Phần thu nhập không chia được miễn thuế của các cơ sở xã hội hóa quy định tại khoản này không bao gồm trường hợp đơn vị để lại để đầu tư mở rộng các ngành nghề, hoạt động kinh doanh khác không thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa là:
– Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa.
– Các doanh nghiệp được thành lập để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở xã hội hóa phải đáp ứng danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.
- b) Phần thu nhập không chia của hợp tác xã để lại để hình thành tài sản của hợp tác xã.
- c) Trường hợp phần thu nhập không chia để lại theo quy định tại khoản này mà các đơn vị có chia hoặc chi sai mục đích sẽ bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất tại thời điểm chia hoặc chi sai mục đích và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thủ tục chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định tại Luật chuyển giao công nghệ, Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ và các văn bản quy pháp luật hướng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ.
Lĩnh vực ưu tiên chuyển giao công nghệ là các lĩnh vực thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao (ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định này (nếu có).
– Chỉ tiêu [C3] – Chuyển lỗ và bù trừ lãi, lỗ: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ từ hoạt động SXKD của các năm trước chuyển sang và số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản để giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế.
– Chỉ tiêu [C3a] – Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ từ hoạt động SXKD của các năm trước chuyển sang để giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế. Chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” của cột (5) trên Phụ lục 03-2/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.
– Chỉ tiêu [C3b] – Lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với lãi của hoạt động SXKD: Chỉ tiêu này phản ánh số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản sau khi bù trừ với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, nếu bù trừ không hết thì tiếp tục được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu [11a] trên Phụ lục 03-5/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.
– Chỉ tiêu [C4] – Thu nhập tính thuế: Chỉ tiêu này được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [C4] = [C1]-[C2]-[C3a]-[C3b]
– Chỉ tiêu [C5] – Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có): là mức trích lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ và được xác định như sau:
- Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài việc thực hiện trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Điều này còn phải đảm bảo tỷ lệ trích quỹ tối thiểu quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ.
- Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ.
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.
– Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm (hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm) áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam. Các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp không được tính các khoản đã chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp có chi đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp từ quỹ phát triển khoa học công nghệ mà không đủ thì phần chênh lệch còn lại giữa số thực chi và số đã trích quỹ sẽ được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Doanh nghiệp đang hoạt động mà có sự thay đổi về hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập.
Doanh nghiệp nếu có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng hết khi chia, tách thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc chia, tách được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ phát triển khoa học và công nghệ do doanh nghiệp quyết định và đăng ký với cơ quan thuế.
- Trường hợp Nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ có các nội dung về trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp quy định khác thì Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ sẽ ban hành Thông tư Liên bộ hướng dẫn bổ sung nội dung này đảm bảo phù hợp với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
– Chỉ tiêu [C6] – Thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ khoa học công nghệ: Là thu nhập tính thuế sau khi đã trừ khoản trích lập quỹ khoa học công nghệ theo quy định và được xác định như sau: [C6] = [C4]-[C5]=[C7]+[C8]+[C9]
– Chỉ tiêu [C7] – Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 22% (bao gồm cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi): là thu nhập tính thuế của các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có tổng doanh thu năm từ 20 tỷ đồng trở lên.
– Chỉ tiêu [C8] – Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 20% (bao gồm cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi): là thu nhập tính thuế của các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2013 của Bộ Tài chính về quản lý thuế.
Đối với doanh nghiệp có năm trước liền kề không đủ 12 tháng, tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN chia cho số tháng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm sau doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
Ví dụ 15: Công ty A áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch, năm dương lịch 2014 xin tạm nghỉ kinh doanh 3 tháng, bắt đầu kinh doanh từ ngày 01/4/2014 đến hết ngày 31/12/2014, có doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ mã số [01] và doanh thu họat động tài chính mã [08] trên phụ lục 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN năm 2014 là 18 tỷ đồng, doanh thu bình quân tháng năm 2014 là 18 tỷ đồng chia (:) 9 tháng bằng (=) 2 tỷ đồng thì năm 2015 Công ty A không được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%, phải áp dụng thuế suất thuế TNDN 22%, nếu doanh thu bình quân tháng năm 2014 không quá 1,67 tỷ đồng thì năm 2015 Công ty A áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng thì trong năm đó doanh nghiệp thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20% (trừ các khoản thu nhập quy định tại Khoản 3 Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC). Doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
– Chỉ tiêu [C9] – Thu nhập tính thuế theo thuế suất không ưu đãi: là thu nhập tính thuế từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam hoặc từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không ưu đãi khác.
– Chỉ tiêu [C9a] – Thuế suất không ưu đãi khác (%): Chỉ tiêu này phản ánh thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) là 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
– Chỉ tiêu [C10] – Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suât không ưu đãi: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phát sinh từ hoạt động SXKD được tính theo thuế suât không ưu đãi (chưa trừ số thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ).
Chỉ tiêu này được xác định: C10=(C7 x 22%)+(C8 x 20%)+(C9 x C9a)
– Chỉ tiêu [C11] – Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi:
Cơ sở kinh doanh được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, hoặc các mức thuế suất khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ…, thì cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi, mức thuế suất được hưởng, số chênh lệch do được hưởng mức thuế suất khác các mức thuế suất thuế TNDN không ưu đãi nêu trên.
– Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
– Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.
– Không áp dụng ưu đãi thuế TNDN và áp dụng thuế suất 20% (bao gồm cả doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20% theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư này) đối với các khoản thu nhập sau:
- a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC); thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
- b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.
- c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Doanh nghiệp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế TNDN thực hiện kê khai vào các Phụ lục số 03-3A/TNDN và Phụ lục số 03-3B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC; số thuế TNDN chênh lệch do cơ sở kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi trên chỉ tiêu [4] của Phụ lục 03-3A/TNDN, chỉ tiêu [07] của Phụ lục 03-3B/TNDN là số liệu để ghi vào chỉ tiêu này.
– Chỉ tiêu [C12] – Thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ: chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ tính thuế được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở kinh doanh đang được hưởng miễn, giảm thuế theo quy định và số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa được hưởng thuế suất ưu đãi vừa được miễn, giảm thuế thì số thuế chênh lệch thuế do áp dụng thuế suất ưu đãi được thể hiện tại chỉ tiêu [C11], số thuế được miễn, giảm được thể hiện tại chỉ tiêu này.
Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được miễn thuế, mức miễn giảm thuế và thời gian miễn giảm thuế theo quy định của Luật thuế TNDN tại các Phụ lục (Phụ lục số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC) và số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định; theo Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp được miễn, giảm khác không theo Luật thuế TNDN để điền vào chỉ tiêu này.
Trường hợp cơ sở kinh doanh được miễn, giảm theo quy định tại Luật thuế TNDN thì tổng số thuế TNDN được miễn, giảm thể hiện tại chỉ tiêu [9] trên Phụ lục 03-3A/TNDN, chỉ tiêu [11] trên Phụ lục 03-3B/TNDN, chỉ tiêu [4] trên Phụ lục 03-3C/TNDN.
– Chỉ tiêu [C13] – Số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định: chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của nước ký kết hiệp định với Việt Nam.
– Chỉ tiêu [C14] – Số thuế được miễn, giảm không theo Luật thuế TNDN: chỉ tiêu này phải ánh số thuế TNDN được miễn, giảm theo Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp được miễn, giảm khác không theo Luật thuế TNDN.
– Chỉ tiêu [C15] – Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được phép giảm trừ vào số thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Mức thuế tối đa được trừ xác định trên cơ sở mức thuế suất thuế TNDN là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Ví dụ: doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được hưởng thuế suất là 25% thì số thuế tối đa được trừ trên phần thu nhập nhận được từ nước ngoài sẽ được xác định trên mức thuế suất là 22% .
Số thuế thu nhập được trừ là số thuế thu nhập thực nộp tại nước ngoài đối với phần thu nhập được chia cho doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các chứng từ nộp thuế nhưng không vượt quá số thuế thu nhập tính theo qui định của Luật thuế TNDN của Việt Nam. Số thuế thu nhập mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam.
Trường hợp thu nhập nhận được từ nước ngoài đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác về cách xác định số thuế được trừ thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Cơ sở kinh doanh xác định số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục 03-4/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đã được xác định tại dòng “Tổng cộng” của cột số (11) Phụ lục 03-4/TNDN hoặc theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết có quy định khác về cách xác định số thuế được trừ.
– Chỉ tiêu [C16] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu này được xác định như sau: [C16] = [C10]-[C11]-[C12]-[C15]
– Chỉ tiêu [D] – Tổng số thuế TNDN phải nộp: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN phát sinh phải nộp trong kỳ của hoạt động SXKD, hoạt động chuyển nhượng bất động sản và của các hoạt động khác (nếu có).
– Chỉ tiêu [D1] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phát sinh phải nộp của hoạt động SXKD trong kỳ tính thuế và được xác định như sau: [D1]=[C16]
– Chỉ tiêu [D2] – Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phát sinh phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong kỳ tính thuế và được xác định căn cứ chỉ tiêu [15] trên Phụ lục 03-5/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Chỉ tiêu [D3] – Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có): Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phải nộp từ các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên. Ví dụ: Theo quy định của Luật thuế TNDN thì trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó. Thuế suất thuế TNDN dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ. Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN tính
– Chỉ tiêu [E] – Số thuế TNDN của đã tạm nộp trong năm: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN còn lại trên chứng từ nộp thuế mà doanh nghiệp đã tạm nộp trong năm sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động SXKD, hoạt động chuyển nhượng bất động sản (có cùng tiểu mục). Chứng từ nộp thuế được xác định là tạm nộp trong năm nếu doanh nghiệp thực hiện nộp trong năm tài chính và hạn nộp cuối cùng là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Riêng quyết toán thuế năm 2014, số thuế TNDN tạm nộp trong năm được xác định trên cơ sở số kê khai tạm tính của 3 quý trong năm 2014 và số thuế còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm 2014 từ hoạt động SXKD, hoạt động chuyển nhượng bất động sản (có cùng tiểu mục).
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [E]=[E1]+[E2]+[E3]
– Chỉ tiêu [E1] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm của hoạt động SXKD, đó là số thuế TNDN còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động SXKD. Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm tài chính cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Riêng quyết toán thuế năm 2014, số thuế TNDN tạm nộp trong năm được xác định trên cơ sở số kê khai tạm tính của 3 quý trong năm 2014 và số thuế còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm của hoạt động SXKD.
– Chỉ tiêu [E2] – Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, đó là số thuế TNDN còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm tài chính cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Riêng quyết toán thuế năm 2014, số thuế TNDN tạm nộp trong năm được xác định trên cơ sở số kê khai tạm tính của 3 quý trong năm 2014 và số thuế còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm của hoạt động chuyển nhượng bất động.
– Chỉ tiêu [E3] – Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có): Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm từ các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm có cùng tiểu mục.
– Chỉ tiêu [G] – Tổng số thuế TNDN còn phải nộp: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN còn phải nộp trong năm của hoạt động SXKD, hoạt động chuyển nhượng BĐS và hoạt động khác (nếu có).
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [G]=[G1]+[G2]+[G3]
– Chỉ tiêu [G1] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp của hoạt động SXKD và được xác định bằng số thuế phải nộp trong năm trừ đi số đã tạm nộp trong năm, cụ thể: [G1] = [D1] – [E1].
– Chỉ tiêu [G2] – Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và được xác định bằng số thuế phải nộp trong năm trừ đi số đã tạm nộp trong năm, cụ thể: [G2] = [D2] – [E2].
– Chỉ tiêu [G3] – Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có): Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp từ các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên và được xác định bằng số thuế phải nộp trong năm trừ đi số đã tạm nộp trong năm.
Cụ thể: [G3] = [D3] – [E3].
– Chỉ tiêu [H] – 20% số thuế TNDN phải nộp: Chỉ tiêu này được xác định bằng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ x tỷ lệ 20%, cụ thể: [H] = [D] x 20%
– Chỉ tiêu [I] – Chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp với 20% số thuế TNDN phải nộp:
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [I] = [G] – [H]
– Chỉ tiêu [L1] – Đối tượng được gia hạn: trường hợp doanh nghiệp thuộc diện được gia hạn nộp thuế thì tích vào ô này.
– Chỉ tiêu [L2] – Trường hợp đ
– Chỉ tiêu [L3] – Thời hạn được gia hạn: ghi rõ thời hạn được gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác (nếu có).
gia hạn nộp thuế TNDN theo: nêu rõ lý do được gia hạn.
– Chỉ tiêu [L4] – Số thuế TNDN được gia hạn: ghi cụ thể số thuế TNDN được gia hạn theo Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác (nếu có).
– Chỉ tiêu [L5] – Số thuế TNDN không được gia hạn: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN không đủ điều kiện được gia hạn theo Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác (nếu có).
Chỉ tiêu này được xác định như sau: [L5] = [D] – [L4].
– Chỉ tiêu [M1] – Số ngày chậm nộp …. ngày, từ ngày … đến ngày…
Số ngày chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
– Chỉ tiêu [M2] – Số tiền chậm nộp: Chỉ tiêu này được xác định căn cứ chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp với 20% số thuế TNDN phải nộp để thực hiện tính phạt chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Tìm hiểu thêm về: Kiểm toán – Pháp lý – Thuế tại: calico.vn và kiemtoancalico.com