Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

CÔNG VĂN SỐ 16815 VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN

chinh-sach-thue-tncn

chinh-sach-thue-tncn

Công văn số 16815/CTHN-TTHT ngày 18/5/2021
V/v chính sách thuế TNCN

Ngày 13/04/2021, Cục Thuế TP. Hà Nội nhận được công văn không ghi số của Ông Đặng Tuấn Ngọc hỏi về chính sách thuế TNCN. Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 30 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định như sau:

“Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế

  1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

  1. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:

b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.”

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ:

Tại tiết c khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định như sau:

“5. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:

c) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.

Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định. ”.

Tại tiết d khoản 6 Điều 8 quy định như sau:

“6. Các loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm …

d) Thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cụ thể như sau:

d.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).

d.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới; theo quy định tại điểm d.1 khoản này thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

d.3) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế trong các trường hợp sau đây:

Có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay mà phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.

Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế:

Tại khoản 1 Điều 1 hướng dẫn về cá nhân kinh doanh và các khoản thu nhập từ kinh doanh chịu thuế như sau:

“1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức.”

Tại điểm b khoản 2 Điều 2 hướng dẫn như sau:

“b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế GTGT, tỷ lệ thuế TNCN. Cụ thể theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này. ”

Căn cứ các quy định trên và trình bày của Ông Đặng Tuấn Ngọc tại công văn hỏi:

Trường hợp Ông Đặng Tuấn Ngọc đã được cấp mã số thuế cá nhân thì:

Ông sử dụng mã số thuế này để kê khai, nộp thuế khi phát sinh nghĩa vụ thuế với NSNN; trong đó có kê khai, nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và từ hoạt động SXKD.

Đối với thu nhập Ông nhận được từ hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp:
Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập (nếu đủ điều kiện ủy quyền) hoặc trực tiếp khai quyết toán thuế với cơ quan thuế theo quy định tại tiết d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP nêu trên.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Khi Thông tư được ban hành và có hiệu lực, đề nghị Ông nghiên cứu các quy định có liên quan và thực hiện theo đúng quy định.

Thuế TP Hà Nội trả lời để Ông Đặng Tuấn Ngọc được biết và thực hiện./.

Các bài viết có liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết có ích cho bạn?