Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Chính sách thuế Thu nhập doanh nghiệp

Chinh-sach-thue-Thu-nhap-doanh-nghiep-kiemtoancalico

Chinh-sach-thue-Thu-nhap-doanh-nghiep-kiemtoancalico

Mục lục bài viết

Công văn số 3457/CTHN-TTHT ngày 27/01/2021 v/v kê khai thuế TNDN.

Kính gửi: Nhà máy Bibica Hà Nội – Chi nhánh Công ty CP Bibica
(Đ/c: B18, đường Công nghiệp 6, KCN Sài Đồng B, P. Sài Đồng; Q. Long Biên, Hà Nội – MST: 3600363970-004)

Trả lời công văn số 2020/BBC đề ngày 12/11/2020 của Nhà máy Bibica Hà Nội – Chi nhánh Công ty CP Bibica hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

– Căn cứ Điều 101 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quy định về đăng ký hoạt động khuyến mại; thông báo kết quả khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại:

“1. Trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại; thương nhân phải đăng ký và sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại; thương nhân phải thông báo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký hoạt động khuyến mại và thông báo kết quả hoạt động khuyến mại của các thương nhân với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT):

+ Tại Khoản 5 Điều 7 quy định giá tính thuế GTGT:

“Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại; giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa; dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai; tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho…”

+ Tại Điều 11 quy định về thuế suất thuế GTGT 10%:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.”

– Căn cứ Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính Phủ, hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập như sau:

“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

– Căn cứ Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT) và quản lý thuế quy định tại Nghị định 12 của Chính Phủ và sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

“Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:

Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.

Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.”

– Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

“a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định; người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót; đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng; quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).

Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào; không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo; nhưng phải trước khi cơ quan thuế; cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế; thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận; quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra; thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:

Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận; quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng; giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận; quyết định xử lý về thuế theo kết luận; quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế; cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung).”

– Căn cứ Điều 47 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2020) quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

“1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế; cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra; kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT thì vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.

3. Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận; quyết định xử lý về thuế sau thanh tra; kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:

a) NNT được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp; giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn; giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;

b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ; tăng số tiền thuế được miễn, giảm; hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.

4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:

a) Tờ khai bổ sung;

b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.

5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.”

– Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020) quy định về hồ sơ khai thuế:

“4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:

a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan; không phải nộp Tờ khai bổ sung.

Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của thán; quý có sai, sót; đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức; cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp năm 2016; 2017 Nhà máy Bibica Hà Nội – Chi nhánh Công ty CP Bibica (BBC HN) đã lập hóa đơn và kê khai thuế theo quy định nhưng sau đó phát hiện hóa đơn lập có sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC và kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế đã nộp theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .

Từ 05/12/2020, việc kê khai thuế thực hiện theo quy định của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14. Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cục Thuế TP Hà Nội sẽ đăng tải nội dung trên trang web https://hanoi.gdt.gov.vn để hướng dẫn người nộp thuế khi các văn bản được ban hành

Trường hợp cơ quan thuế đã thực hiện kiểm tra; thanh tra tại Nhà máy và có kết luận thanh tra; kiểm tra thì vướng mắc liên quan đến hạch toán kế toán sau thanh tra; kiểm tra không thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội; đề nghị Nhà máy Bibica Hà Nội – Chi nhánh Công ty CP Bibica liên hệ tới Cục quản lý; giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính để được hướng dẫn.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế; trường hợp còn vướng mắc; đơn vị liên hệ với Phòng Thanh tra kiểm tra thuế số 7 để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Nhà máy Bibica Hà Nội – Chi nhánh Công ty CP Bibica được biết và thực hiện./.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết có ích cho bạn?