Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Chính sách thuế GTGT khi thực hiện xã hội hóa

Chính sách thuế GTGT khi thực hiện xã hội hóa

Chính sách thuế GTGT khi thực hiện xã hội hóa

Mục lục bài viết

Bài viết sau sẽ hướng dẫn về chính sách thuế GTGT khi thực hiện xã hội hóa

Tại Điểm b, Khoản 2 Điều 1, Khoản 2 Điều 7 và Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, quy định như sau:

Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ Điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động làm căn cứ xác định ưu đãi và nghĩa vụ về thuế.

Cơ sở thực hiện xã hội hóa được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành.

Tại Khoản 13 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 quy định đối tượng không chịu thuế:

Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Tại Phần A Mục II, Điểm 13 Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thuế GTGT quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn thì tiền ăn cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

Tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các Khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các Khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không gắn với đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT quy định:

Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các Khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các Khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Ví dụ:

Trung tâm đào tạo X được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề về đại lý bảo hiểm. Trung tâm đào tạo X giao nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị Y thực hiện, Trung tâm đào tạo X tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ của Trung tâm đào tạo X thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

Trả lời công văn số 2166/CT-THDT ngày 21/10/2015 của Cục Thuế tỉnh Trà Vinh v/v vướng mắc chính sách thuế GTGT khi thực hiện xã hội hóa, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Minh Mẫn được Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ Điều kiện hoạt động (Giấy chứng nhận số 02/GCN-SGTVT ngày 10/5/2011, được phép đào tạo để cấp giấy phép lái xe môtô: hạng A1):

Công ty được Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh ký hợp đồng sát hạch số 02/HĐSH ngày 3/1/2012 để cùng “phối hợp tổ chức kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe môtô cho thí sinh của Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Nghiệp vụ GTVT Trà Vinh; Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe môtô Minh Mẫn theo Quyết định từ ngày 3/1/2012 đến 18/1/2012 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trà Vinh” thì số tiền phí sát hạch thuộc diện áp dụng theo quy định nêu trên.

Trường hợp Công ty TNHH Minh Mẫn cho thuê cơ sở vật chất, trang thiết bị để Sở Giao thông Vận tải tỉnh Trà Vinh tổ chức thi sát hạch và cấp Giấy phép lái xe môtô thì phần doanh thu nhận được từ hợp đồng cho thuê cơ sở vật chất, trang thiết bị phải nộp thuế GTGT theo quy định hiện hành.

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?