Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Chính sách thuế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

Hướng dẫn cách tính, nơi nộp thuế TNDN của đơn vị hạch toán phụ thuộc

Hướng dẫn cách tính, nơi nộp thuế TNDN của đơn vị hạch toán phụ thuộc

Có những điểm gì cần lưu ý về Chính sách thuế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam? Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn các quy định về chính sách thuế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam theo hướng dẫn tại Công văn số 4281/TCT-DNL ngày 19 tháng 09 năm 2016, cụ thể như sau:

                Tổng cục Thuế nhận được công văn số 44623/CT-HTr ngày 05/7/2016 của Cục Thuế TP Hà Nội đề nghị hướng dẫn một số nội dung về chính sách thuế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

  1. Lệ phí trước bạ khi sang tên tài sản nhận sáp nhập

Tại khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định:

                “1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Tại khoản 18 Điều 3 Thông tư số 124/2011/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 34/2013/TT-BTC ngày 28/3/2013 hướng dẫn khoản 18 Điều 4 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 quy định về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ bao gồm:

“18. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ phải đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng do việc chia, tách, cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp đổi tên đồng thời đổi chủ sở hữu tài sản thì chủ tài sản phải nộp lệ phí trước bạ”.

Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng đối với một số tài sản tiếp nhận từ Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long nêu trên thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ do sáp nhập doanh nghiệp.

  1. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với công cụ, dụng cụ

                Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 4809/TCT-DNL ngày 13/11/2015 gửi Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Bên cạnh đó, sau khi báo cáo Bộ Tài chính và lấy ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2667/TCT-DNL ngày 15/6/2016 gửi Cục Thuế TP Hải Phòng hướng dẫn vấn đề khấu trừ thuế GTGT đối với công cụ, dụng cụ. Nội dung như sau:

– Từ ngày 01/01/2009 đến trước ngày 01/3/2012: Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định là máy móc, thiết bị (công cụ, dụng cụ) được khấu trừ. Trường hợp tổ chức tín dụng đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Nghị định số 123/2008/NĐ-CP thì không thực hiện điều chỉnh lại.

– Từ ngày 01/3/2012 đến ngày 31/12/2013: Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định là máy móc, thiết bị (công cụ, dụng cụ) không được khấu trừ. Tuy nhiên, thuế GTGT đầu vào của các chi phí liên quan đến hoạt động của máy ATM (trừ chi phí mua máy) được khấu trừ.

– Từ ngày 01/01/2014: Thuế GTGT đầu vào của các tài sản cố định, máy móc, thiết bị (bao gồm cả công cụ, dụng cụ, các chi phí liên quan đến hoạt động của máy ATM) của các tổ chức tín dụng không được khấu trừ.

Tổng cục Thuế đề nghị Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4809/TCT-DNL ngày 13/11/2015 và Công văn số 2667/TCT-DNL ngày 15/6/2016 của Tổng cục Thuế nêu trên.

  1. Xác định tỷ lệ khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các khoản chi phí phục vụ chung cho hoạt động kinh doanh dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT:

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP sửa đổi Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Bộ Tài chính ban hành ngày 27/02/2015, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 1566/TCT-DNL ngày 14/4/2016 hướng dẫn xác định tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với hệ thống Ngân hàng thương mại như sau:

Tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ = Doanh thu chịu thuế GTGT trong kỳ + Doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT trong kỳ
Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ (bao gồm doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT)

                Doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với các Ngân hàng thương mại được đưa vào công thức để tính tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = (1)+(4)+(7.e)

((1); (4); (7e) là các Khoản doanh thu không phải kê khai được quy định theo thứ tự tại Khoản 1, 4, 7e tại Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Trong đó: (1) không bao gồm Khoản tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và doanh thu tài chính khác).

Đề nghị ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1566/TCT-DNL ngày 14/4/2016.

  1. Xác định giá vốn của bất động sản là tài sản đảm bảo được thế chấp

Tại khoản 4 Điều 17 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Bộ Tài chính quy định:

                “Trường hợp tổ chức tín dụng được phép chuyển nhượng bất động sản đã được thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn nếu không xác định được giá vốn của bất động sản thì giá vốn được xác định bằng (=) vốn vay phải trả theo hợp đồng thế chấp bất động sản cộng (+) chi phí lãi vay chưa trả đến thời điểm phát mãi bất động sản thế chấp theo hợp đồng tín dụng cộng (+) các khoản chi phí phát sinh khi chuyển nhượng bất động sản nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.”

Đề nghị Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

 

 

Bài viết có ích cho bạn?