Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KHI TẠM NGỪNG KINH DOANH, NÂNG CẤP SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

IMG_1486_1572251548129

Trong quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và phạm vi sản xuất, ngoài việc mua thêm TSCĐ thì còn có thể nâng cấp các loại TSCĐ, việc này sẽ dẫn đến doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động sản xuất. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, Kế toán xử lý như thế nào? Hãy cùng Công ty Uy Doanh tìm hiểu về cách xử lý trường hợp này.

I. Căn cứ pháp lý

Theo Điều 3, Điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 10/06/2013 Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 02/08/2014

II. Tài sản cố định (TSCĐ)

1. TSCĐ là gì?

Tài sản cố định là những tài sản do doanh nghiệp nắm giữ dùng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thỏa mãn được những điều kiện sau: Việc sử dụng tài sản đó phải chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Có thời gian sử dụng lâu dài (trên 1 năm) trở lên. Nguyên giá của nó phải được xác định một cách đáng tin cậy và có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị theo quy định hiện hành (trị giá trên 30 triệu đồng). Lưu ý: Những tư liệu lao động không đáp ứng đủ các điều kiện của một TSCĐ thì chỉ được coi là công cụ, dụng cụ.

2. Các loại TSCĐ

Dựa vào hình thái biểu hiện và kết cấu thì TSCĐ được chia làm 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. 2.1. TSCĐ hữu hình được hiểu đơn giản là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể gồm có 6 loại:

2.2. TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn tất cả các điều kiện cấu thành nên TSCĐ mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.

III. Khấu hao TSCĐ

1. Khấu hao TSCĐ là gì?

Khấu hao TSCĐ là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã bị hao mòn và là một hình thức xác định giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng được phân bổ một cách có hệ thống theo đúng quy định của pháp luật theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.

2. Tại sao phải khấu hao TSCĐ?

Có thể nói khấu hao TSCĐ nhằm giúp doanh nghiệp thu hồi đồng vốn đã bỏ ra để mua TSCĐ đó dần dần và doanh nghiệp sẽ thu hồi được đầy đủ số vốn đó khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Khấu hao TSCĐ cũng được xem là một biện pháp giúp doanh nghiệp thực hiện việc bảo toàn vốn cố định của mình. Giúp doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm, đánh giá kết quả kinh doanh. Là cơ sở để tính toán việc tái đầu tư và tái sản xuất.

3. Các trường hợp được hạch toán TSCĐ:

Theo Điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC, doanh nghiệp được phép trích khấu hao TSCĐ trong các trường hợp sau:

Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản. Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF). Ngoài ra còn có các trường hợp như: TSCĐ được mua dưới hình thức trao đổi, nhượng bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ, …

IV. Chi phí khấu hao tài sản cố định khi công ty hoạt động không liên tục hoặc tài sản theo tính chất mùa vụ:

1. Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC tại Điều 9 quy định về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định như sau: “1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

? Căn cứ theo quy định trên thì tất cả tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao dù tài sản đó đang không sử dụng, tài sản chờ thanh lý. Nhưng chi phí khấu hao của tài sản đó có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN không? Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.2 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau “2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. i) Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.”

V. Kết luận:

Căn cứ theo quy định trên chi phí khấu hao TSCĐ được ghi nhận như sau:

Trên đây là cách xử lý trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất để nâng cấp TSCĐ theo quy định của pháp luật. Thông qua bài viết, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về TSCĐ, điều kiện hình thành và các loại TSCĐ trong thực tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn hiểu rõ những trường hợp khấu hao TSCĐ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp mình. Để được tìm hiểu thêm những thông tin về Dịch vụ kế toán và Dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay đến Calico để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ và giải quyết những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng – chính xác và tiết kiệm thời gian. Calico – Sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp!

5/5 - (2 bình chọn)