Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

XỬ LÝ SAI SÓT CỦA HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Huong-dan-ap-dung-hoa-don-dien-tu-ban-hang-hoa-cung-ung-dich-vu

Huong-dan-ap-dung-hoa-don-dien-tu-ban-hang-hoa-cung-ung-dich-vu

Xử lý sai sót của hóa đơn điện tử

Công văn 941/CT-TTHT năm 2020 về hóa đơn điện tử do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Trả lời văn thư số NVD02/2019 Ngày 08/10/2019 của Công ty về hóa đơn điện tử. Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thời điểm xác định thuế Giá trị gia tăng:

“1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua; không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ; không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Căn cứ Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn

Tại Khoản 2 Điều 27 Thông tư 68/2019/TT-BTC có quy định như sau:

“2. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020; để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; đ đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.

Trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp; tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyn đi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này; thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, t chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn; theo quy định tại Ngh định s 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014; và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.”

Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc lập hóa đơn:

“2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua; không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ; không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

Căn cứ Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập:

2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua; đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; người bán và người mua đã kê khai thuế; sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót; đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

Căn cứ các quy định trên

Từ nay đến ngày 31/10/2020, Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành. Công ty vẫn thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTC; Thông tư 39/2014/TT-BTC; Thông tư 26/2015/TT-BTC và Thông tư 37/2017/TT-BTC. Thời điểm lập hóa đơn căn cứ theo Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Hóa đơn điện tử lập đầy đủ các nội dung theo Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC là căn cứ để kê khai Thuế theo quy định.

Thời điểm xác định thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp; Công ty thực hiện theo quy định về pháp luật thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì Công ty xử lý theo quy định tại Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC.

Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua; đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; người bán và người mua đã kê khai thuế; sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót; hoặc người bán và người mua phải lập biên bản giấy hoặc có thỏa thuận bằng văn bản giấy ghi rõ sai sót; đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

Cục thuế TP thông báo đơn vị biết để thực hiện theo đúng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết có ích cho bạn?