Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Thuế suất thuế GTGT áp dụng cho dịch vụ bảo hiểm hàng không

bảo hiểm hàng không

bảo hiểm hàng không

Vận tải hàng không là một trong những loại hình vận chuyển gặp nhiều rủi ro và cần mua bảo hiểm. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về Thuế suất thuế GTGT áp dụng cho dịch vụ bảo hiểm hàng không theo Công văn Số: 453/TCT-DNL v/v Thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ bảo hiểm hàng không.

 

Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 1 Luật số 61/2010/QH12 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm:

“1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm: a) Bảo hiểm trọn đời; b) Bảo hiểm sinh kỳ; c) Bảo hiểm tử kỳ; d) Bảo hiểm hỗn hợp; đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ; e) Bảo hiểm liên kết đầu tư; g) Bảo hiểm hưu trí.

2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; b) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; c) Bảo hiểm hàng không; d) Bảo hiểm xe cơ giới; đ) Bảo hiểm cháy, nổ; e) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; g) Bảo hiểm trách nhiệm; …”

– Căn cứ quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BTC ngày 21/01/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

+ Về đối tượng chịu thuế (Điều 3): “Trừ các dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT quy định tại Điều 4 Thông tư này, các dịch vụ bảo hiểm và các hàng hóa, dịch vụ khác do các đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này cung cấp là đối tượng chịu thuế GTGT, bao gồm: – Bảo hiểm phi nhân thọ, …”

+ Về đối tượng không chịu thuế (Khoản 1, Điều 4):

“1. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn con người trong gói bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm người học; bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên; bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp nằm viện); bảo hiểm tai nạn hành khách; bảo hiểm khách du lịch; bảo hiểm tai nạn lái – phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm người đình sản; bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật; bảo hiểm sinh mạng cá nhân; bảo hiểm người sử dụng điện; bảo hiểm bồi thường người lao động, bảo hiểm sức khỏe và các bảo hiểm khác liên quan đến con người, chăm sóc sức khỏe con người;…”

+ Về thuế suất thuế GTGT (Điều 7):

“1. Thuế suất 0% áp dụng đối với dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gồm dịch vụ bảo hiểm…Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ…2. Thuế suất 10% áp dụng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm không được quy định tại Điều 4; khoản 1 Điều 7 Thông tư này.”

Công văn số 1366/PVIBH-TCKT ngày 25/11/2015 và công văn số 1286/PVIBH-TCKT ngày 04/11/2015 của Tổng công ty Bảo hiểm PVI đề nghị hướng dẫn về thuế suất thuế GTGT áp dụng cho dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm pháp lý phát sinh từ những hoạt động hàng không của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) đối với khách hàng trong các chuyến bay quốc tế của VNA. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Ngày 30/12/2014, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5925/TCT-DNL hướng dẫn Tổng công ty bảo hiểm PVI vê thuế suất thuế GTGT của dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đối với hành khách phát sinh từ những hoạt động hàng không trên các chuyến bay quốc tế của VNA.

Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động bảo hiểm xác định số tiền bảo hiểm giới hạn mức trách nhiệm chung thống nhất, không tách riêng được giá trị bảo hiểm con người và giá trị bảo hiểm tài sản do vậy, dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đối với hành khách phát sinh tù những hoạt động hàng không trên các chuyến bay quốc tế được chuyên chở bởi VNA áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?