Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Chính sách thuế GTGT đối với tài nguyên, khoáng sản

khai thác khoáng sản

khai thác khoáng sản

Đối với tài nguyên, khoáng sản, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định gì về chính sách thuế GTGT Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về Chính sách thuế GTGT đối với tài nguyên, khoáng sản theo hướng dẫn tại Công văn số 1199/BTC-TCT ngày 24 tháng 01 năm 2017, cụ thể như sau: 

– Căn cứ hướng dẫn tại Mục 1 Chương VIII Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính về kiểm tra thuế.

– Tại khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2006/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB Luật quản lý thuế quy định đối tượng không chịu thuế như sau:

“23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.”

– Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“11. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên.

Tài nguyên, khoáng sản quy định tại khoản này là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.

Trị giá tài nguyên, khoáng sản là giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên, khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến là giá thực tế mua cộng chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến.

Chi phí năng lượng gồm: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng;

Việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chí phi năng lượng căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư.

Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.”

– Tại Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 có bổ sung hướng dẫn chi tiết như sau:

“23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản.

a) Tài nguyên, khoáng sản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.

 

b) Việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành được thực hiện theo công thức:

Tỷ trọng giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm

=

Trị giá tài nguyên, khoáng sản + chi phí năng lượng

x 100%

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

– Trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng được xác định theo giá trị ghi sổ kế toán phù hợp với Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm.

– Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phítài chính và chi phí khác không được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm.

c) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là tài nguyên, khoáng sản (bao gồm cả trực tiếp khai thác hoặc mua vào để chế biến) có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản khixuất khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải thực hiện kê khai thuế GTGT như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu và phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định.

Bộ Tài chính nhận được công văn số 10867/VPCP-ĐMDN ngày 14/12/2016 của Văn phòng Chính phủ chuyển kiến nghị của Công ty TNHH Hoàng Diệp (Đ/c: Số 10 khu A2 lô 6B Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng) về chính sách thuế GTGT đối với tài nguyên, khoáng sản. Về kiến nghị của Công ty TNHH Hoàng Diệp, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Hoàng Diệp thu mua vôi từ các nhà máy vôi trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài thì:

Trước 01/07/2016, đề nghị Cục Thuế thành phố Hải Phòng hướng dẫn Công ty TNHH Hoàng Điệp thực hiện theo quy định tại Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013.

Từ 01/07/2016, đề nghị Cục Thuế thành phố Hải Phòng thực hiện kiểm tra tại Công ty TNHH Hoàng Điệp trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc thực tế để xác định tỷ lệ % trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng trên giá thành sản phẩm của mặt hàng vôi xuất khẩu nêu trên để xử lý theo quy định.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

 

Bài viết có ích cho bạn?