Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

SỬ DỤNG HÓA ĐƠN KHÔNG HỢP PHÁP VÀ CÁCH XỬ LÝ

Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi dùng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp….

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 quy định cụ thể như sau:

I. Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì?

 Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi không hợp pháp.

II. Mức phạt Sử dụng hóa đơn không hợp pháp 

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định cụ thể như sau:

Phạt tiền 20.000.000 đến 50.000.000 với hành vi dùng hóa đơn không hợp pháp.

Trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này (cụ thể bên dưới).

Nghĩa là nếu bị phạt về hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, thuộc các trường hợp dưới đây thì không bị xử phạt theo Điều 28 nêu trên.

Điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 quy định cụ thể như sau:

“Điều 16. Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế

1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;”

Theo Công văn số 568/TCT-CS ngày 26/02/2014 của Tổng cục thuế hướng dẫn:

Căn cứ các quy định trên, người nộp thuế có hành vi dùng hóa đơn bất hợp pháp thì:

– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì DN chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.

– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên.

III. Cách xử lý trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

– Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Không được tẩy xóa, sửa chữa. Phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ. Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.”

Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán:

Thuế GTGT: Không kê khai hóa đơn đó (vì Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào) và số tiền thuế GTGT đó cũng là chi phí bị loại.

Thuế TNDN: Hạch toán chi phí đó bình thường (nhưng theo dõi trên 1 file Excel, để biết đó là chi phí không được trừ) -> Cuối năm khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN thì loại phần chi phí đó ro -> Nhập vào Chỉ tiêu B4 trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN.

Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán:

– Thuế GTGT:
Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế GTGT. Điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc Doanh nghiệp đã xin hoàn thuế, Doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế.

– Thuế TNDN:
Kê khai Điều chỉnh Tờ khai Quyết toán thuế (Nếu hóa đơn đó phát sinh trong năm thì xử lý như trên trường hợp 1)
-> Giảm chi phí xuống và nhập vào Chỉ tiêu B4. 

Trong trường hợp ảnh hưởng thuế thu nhập DN phải nộp, sẽ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết có ích cho bạn?