Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Quy định về quản lí thuế suất thuế GTGT đối hàng hóa xuất khẩu

Quy định về thuế nhà thầu nước ngoài liên quan đến nhập khẩu hàng hóa

Quy định về thuế nhà thầu nước ngoài liên quan đến nhập khẩu hàng hóa

Mục lục bài viết

Trường hợp Chi nhánh Công ty cổ phần thực phẩm Bim tại Kiên Giang đề nghị hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu kỳ từ tháng 4/2012đến tháng 12/2013, trong đó toàn bộ Tờ khai hải quan của Chi nhánh Công ty cổ phần thực phẩm Bim tại Kiên Giang do bà Lê Lệ Lưu là trưởng phòng kinh doanh của Công ty cổ phần thực phẩm BIM ký tên và đóng dấu của Chi nhánh Công ty cổphần thực phẩm Bim tại TP.Hồ Chí Minh thì có được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0% đối với hàng hóa xuất khẩu hay không? Liệu rằng Chi nhánh đó đươc khấu trừ thuế GTGT đầu vào? Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn các Quy định về quản lí thuế suất thuế GTGT đối hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại Công văn số 2150/TCT-KK ngày 02 tháng 06 năm 2015, cụ thể như sau:

– Căn cứ Điều 1,khoản 4 Điều 6 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu:

“Điều 1. Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này.”“Điều 6. Việc quản lý và sử dụng con dấu phải tuân theo các quy định sau đây :

  1. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình.

Con dấu phải được để tại trụ sở cơ quan, tổ chức và phải được quản lý chặt chẽ. Trường hợp thật cần thiết để giải quyết công việc ở xa trụ sở cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó có thể mang con dấu đi theo và phải chịu trách nhiệm về việc mang con dấu ra khỏi cơ quan.”

– Căn cứ khoản 3 Điều 25 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ quy định về công tác văn thư:

“3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.”

– Căn cứ Điều 5, Điều 6 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế:

“Điều 5. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế

  1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế bao gồm tài liệu kèm theo hồ sơ thuế, công văn, đơn từ và các tài liệu khác do người nộp thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế và các tổ chức, cá nhân khác gửi đến cơ quan thuế. Đối với những văn bản, hồ sơ phải nộp cơ quan thuế theo quy định thì người nộp thuế nộp 01 bộ.
  2. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế phải được soạn thảo, ký, ban hành đúng thẩm quyền; thể thức văn bản, chữ ký, con dấu trên văn bản phải thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác văn thư.
  3. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế được thực hiện thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  4. Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ cần dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

Đối với hồ sơ Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có)

Người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản chụp hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.

Việc hợp pháp hoá lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 14, Điều 18, Điều 37, Điều 47 Thông tư này.

  1. Trường hợp phát hiện văn bản giao dịch với cơ quan thuế không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu người có văn bản giao dịch khắc phục sai sót và nộp bản thay thế.
  2. Thời điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế hoặc bản dịch có đầy đủ các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế được coi là thời điểm nhận văn bản giao dịch.”

“Điều 6. Giao dịch với cơ quan thuế

  1. Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế trực tiếp ký hoặc giao cho cấp phó của mình ký thay trên các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. Việc giao ký thay phải được quy định bằng văn bản và lưu tại doanh nghiệp.
  2. Uỷ quyền trong giao dịch với cơ quan thuế

– Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có thể uỷ quyền cho cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa uỷ quyền các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế.

– Người nộp thuế là cá nhân có thể uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác (trừ trường hợp đại lý thuế thực hiện theo khoản 3 Điều này) được thay mặt mình thực hiện giao dịch với cơ quan thuế thì phải có văn bản uỷ quyền theo Bộ luật dân sự.

– Văn bản uỷ quyền phải quy định cụ thể thời hạn, phạm vi uỷ quyền. Văn bản uỷ quyền phải gửi cơ quan thuế cùng văn bản, hồ sơ giao dịch lần đầu trong khoảng thời gian uỷ quyền.

  1. Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (sau đây gọi chung là đại lý thuế) thì người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế ký tên, đóng dấu vào phần đại diện hợp pháp của người nộp thuế trên văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế. Trên tờ khai thuế phải ghi đầy đủ họ tên và số chứng chỉ hành nghề của nhân viên đại lý thuế. Các văn bản, hồ sơ giao dịch đại lý thuế thực hiện chỉ trong phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền nêu trong hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế đã ký.

Chậm nhất 5 ngày trước khi thực hiện lần đầu các công việc thủ tục về thuế nêu trong hợp đồng, người nộp thuế phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế biết về việc sử dụng dịch vụ làm thủ tục về thuế và gửi kèm theo bản chụp hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế có xác nhận của người nộp thuế.

Quyền và trách nhiệm của đại lý thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.Trường hợp cơ quan thuế cần thông báo những vấn đề liên quan đến văn bản, hồ sơ do đại lý thuế thực hiện theo sự uỷ quyền của người nộp thuế thì cơ quan thuế thông báo cho đại lý thuế, đại lý thuế có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế.”

– Căn cứ khoản 2 Điều 9, khoản 2 Điều 16, Điều 17 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT.

Trả lời công văn số 356/CT-KTT ngày 15/4/2015 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về việc hoàn thuế GTGT, sau khi lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Trường hợp Chi nhánh Công ty cổ phần thực phẩm Bim tại Kiên Giang đề nghị hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu kỳ từ tháng 4/2012đến tháng 12/2013

Trong đó toàn bộ Tờ khai hải quan của Chi nhánh Công ty cổ phần thực phẩm Bim tại Kiên Giang do bà Lê Lệ Lưu là trưởng phòng kinh doanh của Công ty cổ phần thực phẩm BIM ký tên và đóng dấu của Chi nhánh Công ty cổphần thực phẩm Bim tại TP.Hồ Chí Minh thì không đủ điều kiện để áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu, nếu Chi nhánh Công ty cổ phần thực phẩm Bim tại Kiên Giang đã có xác nhận của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Chúc các bạn thành công!Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.comCalico2

Bài viết có ích cho bạn?