Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động làm việc nhiều nơi

Bao-hiem-bat-buoc-doi-voi-nguoi-lao-dong-lam-viec-nhieu-noi-kiemtoancalico

Bao-hiem-bat-buoc-doi-voi-nguoi-lao-dong-lam-viec-nhieu-noi-kiemtoancalico

Theo điều 21 của Bộ Luật lao động thì Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Vậy quy định về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động làm việc từ 2 nơi trở lên như thế nào? Trong bài viết này, các văn bản pháp luật quy định cụ thể đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại từ 2 công ty trở lên sẽ được làm rõ:

1. Đối với bảo hiểm xã hội:

1.1. Đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc:

Theo khoản 1 điều 4 của Quyết định 595/QĐ-BHXH về Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.2. Nếu ký hợp đồng lao động nhiều nơi:

Theo quy định tại Khoản 4, điều 85 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 thì: Người lao động  mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hộiđối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

2. Đối với bảo hiểm y tế:

2.1. Đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc:

Theo khoản 1 điều 17 của Quyết định 595/QĐ-BHXH 

1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp

2.2. Nếu ký hợp đồng lao động nhiều nơi:

Theo điều 1 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi số 46/2014/QH13. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
Trường hợp đối tượng phải tham gia BHYT có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

3. Đối với bảo hiểm thất nghiệp:

Theo khoản 1 điều 43 của Luật việc làm số 38/2013/QH13 thì

3.1. Đối tượng phải tham gia BHTN bắt buộc:

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

3.2. Nếu ký hợp đồng lao động nhiều nơi:

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

4. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Theo khoản 1 điều 21 của Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:

4.1. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018). Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

4.2. Nếu ký hợp đồng lao động nhiều nơi:

Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

4.3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Theo điều 22 của Quyết định 595/QĐ-BHXH
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động

Căn cứ vào các quy định trên, Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

Lưu ý: Đối với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì trách nhiệm đóng thuộc về doanh nghiệp (người sử dụng lao động). Còn người lao động không bị trích trừ tiền lương đối với khoản này

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết có ích cho bạn?