Nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương gồm “chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương”. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm “chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực: chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật…”. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về Xác định nguồn vốn thuộc NSNN theo Công văn số 2421/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 06/06/2017 v/v chính sách thuế.
Tại khoản 14, Điều 4 Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: “14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
Tại Điều 7 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài quy định: “1. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước được sử dụng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và được phản ánh trong ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.”
Tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính bổ sung Điều 34a vào Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: “Điều 34a. Không tính tiền chậm nộp
1. Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán (sau đây gọi chung là người nộp thuế) nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế.
Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại từ nguồn ngoài ngân sách, nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế tương ứng với phần được thanh toán từ ngân sách nhà nước.”
Tại Điều 1 Thông tư số 06/2017/TT-BTC ngày 20/01/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34a Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “1. Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp thuế đúng thời hạn dẫn đến nợ thuế thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán phát sinh trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán.”
Công văn số 492/CT-QLN ngày 16/02/2017 của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa về xác định nguồn vốn thuộc NSNN.Căn cứ hướng dẫn nêu trên, các nguồn vốn: vốn vay ADB, vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc, ADB viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng của Chính phủ do UBND tỉnh Thanh Hóa thu xếp là nguồn vốn thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Về nội dung tính tiền chậm nộp tiền thuế, đề nghị Cục Thuếtỉnh Thanh Hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC và Thông tư số 06/2017/TT-BTC nêu trên.
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com