Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Tiêu chí thành lập cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 

Điều chỉnh khấu trừ GTGT

Điều chỉnh khấu trừ GTGT đầu vào của sản phẩm nhập khẩu cần tham khảo theo những hướng dẫn của Thông tư gì? Bài viết sau sẽ giúp tìm hiểu

Những quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Cục Hải quan); tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp hiện nay cần tuân theo những quy định luật pháp và Nghị định gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu kỹ hơn và chỉ ra các bước hướng dẫn về vấn đề nêu trên theo căn cứ hướng dẫn tại Nghị định số 36/2015/NĐ-CP, ngày 17 tháng 04 năm 2015. Nội dung cụ thể như sau:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

Chính phủ  đã tiếp nhận đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp như sau:

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Cục Hải quan); tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan hải quan các cấp.

2. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.

 

Chương II

TIÊU CHÍ THÀNH LẬP CỤC HẢI QUAN

Điều 3. Nguyên tắc thành lập

Việc thành lập Cục Hải quan xuất phát từ yêu cầu hoạt động quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Phù hợp với yêu cầu của chương trình cải cách hành chính, chương trình cải cách, hiện đại hóa hải quan được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Đáp ứng các tiêu chí thành lập Cục Hải quan theo quy định tại Nghị định này.

3. Đảm bảo đúng trình tự, thủ tục thành lập tổ chức hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Tiêu chí thành lập

1. Cục Hải quan thành lập khi địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng hai trong ba tiêu chí sau:

a) Có số lượng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lớn hơn 30% trung bình cộng kim ngạch xuất khẩuvà nhập khẩu của cả nước hoặc trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước (không bao gồm địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng) trong năm trước năm đề nghị.

b) Có một trong các cửa khẩu quốc tế đường bộ, hàng không dân dụng hoặc cảng biển quan trọng của quốc gia.

c) Có Khu công nghiệp hoặc Khu kinh tế.

2. Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh kinh tế – xã hội tại các địa bàn có đường biên giới dài, địa hình phức tạp hoặc tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội tại các khu vực trọng điểm của đất nước thì việc thành lập Cục Hải quan do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Căn cứ các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính rà soát, xây dựng kế hoạch sắp xếp lại các Cục Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong trường hợp thành lập mới Cục Hải quan thì địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và tổ chức lại Cục Hải quan.

Điều 5. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan và địa phương

1. Tổng cục Hải quan

a) Đề nghị Bộ Tài chính việc thành lập Cục Hải quan.

b) Tổ chức triển khai hoạt động của Cục Hải quan theo quyết định thành lập.

2. Bộ Tài chính

a) Căn cứ các quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này, xây dựng Đề án thành lập Cục Hải quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Chỉ đạo và bảo đảm các điều kiện cần thiết triển khai hoạt động của Cục Hải quan.

3. Bộ Nội vụ

Thẩm định việc thành lập Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi dự kiến thành lập Cục Hải quan

Bảo đảm các điều kiện cần thiết triển khai hoạt động của Cục Hải quan.

 

Chương III

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN CÁC CẤP

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan

1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Hải quan

1. Tổng cục Hải quan:

a) Văn phòng, Vụ, Cục và các đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Các Cục Hải quan.

Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.

2. Cục Hải quan:

a) Văn phòng và các Phòng tham mưu giúp việc Cục trưởng Cục Hải quan.

b) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan; quyết định thành lập, tổ chức lại Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

3. Trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, tổ chức lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 8. Nhiệm vụ và hoạt động của Tổng cục Hải quan

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định:

a) Các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hải quan.

b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan.

c) Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

a) Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về hải quan.

b) Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành hải quan.

3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án về hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:

a) Thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

b) Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

d) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

đ) Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

7. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan

Điều 9. Nhiệm vụ và hoạt động của Cục Hải quan

1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về hải quan trên địa bàn, gồm:

a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

b) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa và các chất ma túy qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa và các chất ma túy qua biên giới, ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

d) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

đ) Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan.

Điều 10. Nhiệm vụ và hoạt động của Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương

1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

a) Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh; hành lý, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

b) Thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.

Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.

c) Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.

d) Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.

đ) Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý.

2. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan của công chức thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

3. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2015.

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico4

 

Bài viết có ích cho bạn?