Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử

NGHỊ ĐỊNH 41/2019/NĐ-CP

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, CÔNG BỐ, THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN, ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Nội dung quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử

Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; bảo đảm an toàn, an ninh; nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế; đầu tư, tài chính và huy động vốn; tổ chức thực hiện quy hoạch.

a) Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành y tế: y học hạt nhân, xạ trị, điện quang;

b) Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành tài nguyên và môi trường: khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước, địa chất, khoáng sản, bảo vệ môi trường;

c) Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành nông nghiệp: chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật; bảo vệ thực vật; nông hóa, thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng; chăn nuôi, thú y; nuôi trồng thủy sản; bảo quản và chế biến sau thu hoạch;

d) Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành công nghiệp;

đ) Các hợp phần quy hoạch khác được xác định trong giai đoạn lập nhiệm vụ lập quy hoạch.

Điều 4. Thời kỳ quy hoạch, thời hạn lập quy hoạch

Thời kỳ quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử là 10 năm, tầm nhìn của quy hoạch là từ 30 năm đến 50 năm. Thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 18 tháng, thời hạn lập quy hoạch không quá 30 tháng kể từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

Điều 5. Hoạt động quy hoạch

1. Lập quy hoạch:

a) Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;

b) Tổ chức lập quy hoạch.

2. Thẩm định quy hoạch.

3. Phê duyệt quy hoạch.

4. Công bố quy hoạch.

5. Thực hiện quy hoạch.

6. Đánh giá quy hoạch.

7. Điều chỉnh quy hoạch.

Điều 6. Chi phí cho hoạt động quy hoạch

1. Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, được áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về giá, định mức trong hoạt động quy hoạch.

2. Chi phí thực hiện quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch, cơ quan lập hợp phần quy hoạch

1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan tổ chức lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.

 

2. Bộ Y tế tổ chức lập hợp phần quy hoạch trong ngành y tế; Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập hợp phần quy hoạch trong ngành tài nguyên và môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập hợp phần quy hoạch trong ngành nông nghiệp; Bộ Công Thương tổ chức lập hợp phần quy hoạch trong ngành công nghiệp.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức có liên quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Cơ quan lập quy hoạch do Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định; cơ quan lập hợp phần quy hoạch do cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch quyết định.

Chương II

LẬP QUY HOẠCH

Mục 1. NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH
Điều 8. Lập nhiệm vụ lập quy hoạch

a) Xây dựng thuyết minh bao gồm việc xác định phạm vi nghiên cứu, nội dung cụ thể của quy hoạch, xác định các hợp phần quy hoạch cần lập và nội dung cụ thể từng hợp phần quy hoạch phù hợp với nội dung quy hoạch cần lập, đề xuất phân công cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch, dự toán kinh phí lập nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm kinh phí thuê chuyên gia tư vấn, trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;

b) Lập nhiệm vụ lập quy hoạch theo thuyết minh và dự toán kinh phí được phê duyệt, xây dựng báo cáo nhiệm vụ lập quy hoạch;

c) Trình Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch; hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch trên cơ sở kết luận của Hội đồng thẩm định, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.

Điều 9. Báo cáo nhiệm vụ lập quy hoạch

Báo cáo nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm các nội dung chính sau đây:

Điều 10. Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch

a) Tờ trình;

b) Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;

c) Báo cáo nhiệm vụ lập quy hoạch quy định tại Điều 9 Nghị định này;

d) Tài liệu khác (nếu có).

a) Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý;

b) Sự phù hợp, tính khoa học, độ tin cậy của nội dung, phương pháp tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch;

c) Sự tương thích giữa các hợp phần quy hoạch với nội dung quy hoạch cần lập;

d) Sự phù hợp giữa nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch với dự toán chi phí và nguồn vốn để lập quy hoạch;

đ) Tính khả thi của kế hoạch lập quy hoạch.

a) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch phải thể hiện rõ ý kiến của Hội đồng thẩm định về nội dung thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;

 

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thẩm định, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tới cơ quan lập quy hoạch;

 

c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.

Điều 11. Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch

a) Tờ trình;

b) Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;

c) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;

d) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định về nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch;

đ) Báo cáo nhiệm vụ lập quy hoạch đã chỉnh lý, hoàn thiện;

e) Tài liệu khác (nếu có).

a) Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, căn cứ lập quy hoạch, phạm vi quy hoạch;

b) Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;

c) Nội dung chính của quy hoạch và các hợp phần quy hoạch;

d) Phương pháp lập quy hoạch;

đ) Yêu cầu về rà soát, đánh giá quy hoạch thời kỳ trước;

e) Yêu cầu về dự báo triển vọng, nhu cầu phát triển và nguồn nhân lực trong thời kỳ quy hoạch;

g) Thời hạn lập quy hoạch, kế hoạch, tiến độ lập quy hoạch;

h) Quy định về thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm quy hoạch;

i) Chi phí lập quy hoạch, chi phí lập từng hợp phần quy hoạch;

k) Phân công trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.

Mục 2. TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch
Điều 14. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  1.  Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trong phạm vi quản lý của mình phục vụ hoạt động quy hoạch.
  2.  Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn khoản 1 Điều này.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch

a) Cơ quan lập quy hoạch được lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu, được thuê chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 19 Nghị định này; báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 19 Nghị định này;

b) Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu liên quan đến quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch và các hợp phần quy hoạch; định hướng nghiên cứu và giới hạn nội dung, phạm vi nghiên cứu đối với hợp phần quy hoạch để cơ quan lập hợp phần quy hoạch thực hiện;

c) Nghiên cứu, xây dựng các nội dung được giao trong nhiệm vụ lập quy hoạch.

Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan lập hợp phần quy hoạch
Điều 17. Tích hợp quy hoạch
Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan lập quy hoạch đối với nội dung của hợp đồng tư vấn về số lượng, thời gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;

b) Phối hợp với cơ quan lập hợp phần quy hoạch và tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch trong quá trình lập quy hoạch và tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập;

c) Nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc, cách thức tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch.

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch về số lượng, thời gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;

b) Phối hợp với cơ quan lập hợp phần quy hoạch thực hiện lập hợp phần quy hoạch;

c) Phối hợp với tổ chức tư vấn lập quy hoạch nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc, cách thức tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch.

Điều 19. Năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch

a) Chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch phải có bằng đại học trở lên và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến quy hoạch cần lập, đã chủ trì lập ít nhất 01 quy hoạch hoặc chiến lược, kế hoạch, đề án trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc tham gia trực tiếp lập ít nhất 02 quy hoạch hoặc chiến lược, kế hoạch, đề án trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hợp phần quy hoạch cần lập, đã chủ trì hoặc tham gia trực tiếp lập ít nhất 01 quy hoạch hoặc chiến lược, kế hoạch, đề án trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 20. Lấy ý kiến về quy hoạch

a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch gồm báo cáo quy hoạch, hệ thống sơ đồ, bản đồ (nếu có) thể hiện nội dung quy hoạch;

b) Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;

c) Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trước khi trình thẩm định quy hoạch.

Chương III

THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, CÔNG BỐ QUY HOẠCH

Mục 1. THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH
Điều 21. Hội đồng thẩm định quy hoạch

a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;

b) Phân công cơ quan thường trực Hội đồng và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thẩm định;

c) Phê duyệt báo cáo thẩm định quy hoạch.

a) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;

b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến tham gia bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định về lĩnh vực chuyên môn và các vấn đề chung; gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp; phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch được đóng dấu xác nhận;

c) Được quyền bảo lưu ý kiến của mình.

a) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;

b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến phản biện bằng văn bản gửi cho cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp;

c) Được nhận thù lao phản biện quy hoạch theo quy định.

Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 23. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch

a) Tờ trình;

b) Báo cáo quy hoạch bao gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt về nội dung quy hoạch;

c) Dự thảo văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch;

d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;

đ) Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch (nếu có).

Điều 24. Nội dung thẩm định quy hoạch

Nội dung thẩm định quy hoạch tập trung vào các vấn đề sau đây:

  1.  Sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt;
  2. Sự phù hợp với quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử;
  3.  Việc tích hợp các nội dung quy hoạch do bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan được phân công thực hiện;
  4. Tính khả thi của quy hoạch và điều kiện bảo đảm về giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Điều 25. Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch
Điều 26. Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 27. Báo cáo thẩm định quy hoạch
Mục 2. PHÊ DUYỆT, CÔNG BỐ QUY HOẠCH
Điều 28. Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, hồ sơ gồm:

Điều 29. Công bố quy hoạch
  1.  Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức công bố quy hoạch.
  2.  Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt, nội dung của quy hoạch phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 30. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch

a) Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;

b) Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch quy định tại Điều 28 Nghị định này;

c) Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch;

d) Tài liệu khác (nếu có).

Chương IV

THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

Điều 31. Kế hoạch thực hiện quy hoạch
  1.  Kế hoạch thực hiện quy hoạch được ban hành sau khi quy hoạch được phê duyệt.
  2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, trong đó bao gồm kế hoạch ban hành chính sách, giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 32. Báo cáo về hoạt động quy hoạch
  1.  Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về hoạt động quy hoạch đến Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 31 tháng 10 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.
  2.  Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nội dung và biểu mẫu báo cáo về hoạt động quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Điều 33. Đánh giá thực hiện quy hoạch
Điều 34. Điều chỉnh quy hoạch

a) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh quy hoạch; Báo cáo thuyết minh điều chỉnh và tài liệu khác nếu có);

c) Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát hồ sơ, lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương có liên quan nếu cần thiết);

d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp hồ sơ đề nghị điều chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 36. Trách nhiệm thi hành
  1.  Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Liên hệ tư vấn miễn phí 

    Chúc các bạn thành công.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Bài viết có ích cho bạn?