Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Lập biên bản vi phạm hành chính đối với hồ sơ khai thuế nộp chậm trên 90 ngày

Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính đối với hồ sơ khai thuế nộp chậm trên 90 ngày. Hướng dẫn tại Công văn số 3403/TCT-KK ngày 31 tháng 7 năm 2017, cụ thể như sau:

– Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 quy định về lập biên bản vi phạm hành chính.

Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

  1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

– Căn cứ Điều 21, Điều 22 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Điều 21. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
  1. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này.

  2. Trường hợp, người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện, ghi nhận vào biên bản kiểm tra, thanh tra, kết luận thanh tra thì không phải lập biên bản trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ biên bản thanh tra, kiểm tra, kết luận thanh tra thuế để ra quyết định xử phạt.

  3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Điều 22. Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế
  1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định (trừ trường hợp xử phạt không phải lập biên bản theo quy định tại Điều 20 Thông tư này) và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế trong cùng một vụ việc hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.

  1. Biên bản vi phạm hành chính về thuế phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm hành chính về thuế; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc người đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

  2. Biên bản phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì người lập biên bản phải ký vào từng tờ biên bản. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc không ký vào biên bản vi phạm hành chính về thuế hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở (đại diện có thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Trường hợp cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến từ chối ký biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính về thuế phải được lập ít nhất thành 02 bản. 01 bản giao cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính về thuế; 01 bản làm căn cứ để ra quyết định xử phạt. Trường hợp, vi phạm hành chính về thuế không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

– Theo hướng dẫn tại điểm 3.2.1; tiết b điểm 3.2.2; điểm 3.3 Mục 1, Phần II Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục Thuế quy định quy trình xử lý ấn định, xử phạt vi phạm hành chính đối với hồ sơ khai thuế quá thời hạn 90 ngày.

3.2.1. Thực hiện ấn định thuế

– Bộ phận KK&KTT căn cứ Danh sách NNT không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 ngày (Mẫu số 04b/QTr-KK) kể từ ngày kết thúc thời hạn phải nộp HSKT hoặc kết thúc thời hạn gia hạn nộp HSKT để thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, lập Quyết định về việc ấn định số thuế phải nộp (theo mẫu số 01/AĐTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính), trình Thủ trưởng cơ quan ký ban hành gửi NNT.

– Cập nhật Quyết định về việc ấn định số thuế phải nộp vào ứng dụng quản lý thuế của ngành và hạch toán số thuế ấn định phải nộp vào Sổ theo dõi thu nộp thuế ngay khi Quyết định được ký ban hành.

Quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp HSKT hoặc kết thúc thời hạn gia hạn nộp HSKT, Bộ phận KK&KTT lập Danh sách NNT không nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn sau 90 ngày (Mẫu số 04c/QTr-KK) chuyển cho Bộ phận Kiểm tra thuế để thực hiện xử lý theo quy định.

3.2.2. Xử lý đối với các hồ sơ khai thuế NNT nộp sau khi ban hành Quyết định ấn định số thuế phải nộp

b) Trường hợp sau khi cơ quan thuế đã ban hành Quyết định ấn định số thuế phải nộp, sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp HSKT hoặc kết thúc thời hạn gia hạn nộp HSKT, nếu NNT nộp HSKT thì thực hiện như sau:

– Bộ phận KK&KTT lập Phiếu đề nghị giải quyết, kèm theo HSKT của NNT và Quyết định ấn định thuế đối với NNT chuyển cho Bộ phận Kiểm tra thuế.

– Bộ phận Kiểm tra thuế căn cứ HSKT của NNT, Quyết định ấn định thuế đối với NNT kèm theo Phiếu đề nghị giải quyết do Bộ phận KK&KTT chuyển sang thực hiện kiểm tra HSKT:

+ Nếu chấp nhận HSKT của NNT: Ra Quyết định bãi bỏ Quyết định ấn định thuế và xử phạt đối với hành vi chậm nộp HSKT quá thời hạn 90 ngày theo quy định (trường hợp HSKT không phát sinh số thuế phải nộp), hoặc xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế (trường hợp HSKT phát sinh số thuế phải nộp).

+ Nếu không chấp nhận HSKT của NNT: Lập Thông báo về việc yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu gửi NNT hoặc chuyển sang kiểm tra trụ sở NNT theo Quy trình kiểm tra thuế.

+ Ghi kết quả xử lý vào Phiếu đề nghị giải quyết và chuyển cùng với HSKT nộp sau ấn định của NNT trả lại Bộ phận KK&KTT trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra theo quy định.

– Bộ phận KK&KTT căn cứ kết quả xử lý HSKT nộp sau 90 ngày của NNT do Bộ phận Kiểm tra chuyển đến thực hiện:

+ Nếu kết quả xử lý là chấp nhận HSKT của NNT: căn cứ vào Quyết định bãi bỏ Quyết định ấn định thuế, Quyết định xử phạt vi phạm đối với NNT của bộ phận Kiểm tra thuế và HSKT của NNT hạch toán số thuế phải nộp trên HSKT và số tiền phạt của NNT thay thế cho số thuế đã ấn định kể từ ngày Quyết định bãi bỏ Quyết định ấn định thuế có hiệu lực vào Sổ theo dõi thu nộp thuế (không điều chỉnh số tiền phạt nộp chậm (nếu có) đối với số thuế ấn định đến ngày bãi bỏ Quyết định ấn định thuế).

+ Nếu kết quả xử lý là không chấp nhận HSKT của NNT: lưu kết quả trả lời của Bộ phận Kiểm tra thuế để tiếp tục theo dõi, xử lý; đồng thời, giữ nguyên số tiền thuế ấn định phải nộp theo Quyết định ấn định số thuế phải nộp trên Sổ theo dõi thu nộp thuế.

3.3. Xử lý vi phạm hành chính đối với NNT nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định

3.3.1. Lập biên bản vi phạm hành chính thuế

Biên bản vi phạm hành chính thuế đối với NNT nộp HSKT quá thời hạn quy định được lập ngay khi nhận được HSKT của NNT và được phân công như sau:

– Bộ phận “một cửa” thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính thuế đối với NNT nộp HSKT trực tiếp tại cơ quan thuế.

– Bộ phận KK&KTT thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính thuế đối với NNT nộp HSKT qua bưu chính và qua giao dịch điện tử.

Trường hợp HSKT nộp qua giao dịch điện tử quá thời hạn quy định, Bộ phận KK&KTT thực hiện tra cứu HSKT của NNT qua trang thông tin điện tử nhantokhai.tct.vn, xác định các trường hợp chậm nộp HSKT (đối với tờ khai chính thức lần 1) để làm căn cứ lập biên bản.

Căn cứ ngày chậm nộp HSKT của NNT, các bộ phận nêu trên thực hiện:

– Xác định mức độ vi phạm, nguyên nhân nộp chậm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với NNT có HSKT nộp quá thời hạn quy định.

– Lập Biên bản vi phạm hành chính về thuế (theo mẫu 01/BB ban hành kèm theo Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính), trừ trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân hoặc 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền phải ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản (theo mẫu 01/QĐ ban hành kèm theo Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính).

+ Trường hợp Bộ phận “một cửa” lập biên bản ngay khi tiếp nhận HSKT của NNT nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, nhưng người ký biên bản không phải là người đại diện hợp pháp của NNT thì biên bản được lập thành 04 bản: 01 bản gửi người đi nộp HSKT, 01 bản gửi qua đường bưu chính cho đại diện pháp luật của NNT, 01 bản gửi cho Bộ phận KK&KTT để tiếp tục theo dõi, xử lý, 01 bản lưu tại Bộ phận “một cửa”.

+ Trường hợp Bộ phận KK&KTT lập biên bản đối với NNT nộp HSKT qua bưu chính thì biên bản được lập thành 02 bản: 01 bản gửi qua đường bưu chính cho đại diện pháp luật của NNT, 01 bản lưu tại Bộ phận KK&KTT để tiếp tục theo dõi, xử lý.

+ Trường hợp Bộ phận KK&KTT lập biên bản đối với NNT nộp HSKT qua giao dịch điện tử thì biên bản được lập không cần có đầy đủ chữ ký của đại diện NNT vi phạm mà biên bản sẽ kèm theo dữ liệu tra cứu trên trang thông tin điện tử nhantokhai.tct.vn thay cho phần ký biên bản của NNT. Biên bản vi phạm được gửi cho NNT bằng thư bảo đảm.

– Yêu cầu NNT ký biên bản theo một trong các biện pháp sau:

+ Mời đại diện pháp luật của NNT trực tiếp đến cơ quan thuế để ký biên bản.

+ Gửi biên bản qua đường bưu chính để yêu cầu đại diện pháp luật của NNT ký biên bản.

– Căn cứ vào ngày chậm nộp HSKT theo biên bản đã được lập với NNT, Bộ phận “một cửa”, Bộ phận KK&KTT thực hiện:

+ Đối với HSKT nộp chậm không quá 90 ngày: Bộ phận “một cửa” chuyển biên bản cùng HSKT của NNT cho Bộ phận KK&KTT để tiếp tục theo dõi, xử lý.

+ Đối với HSKT nộp chậm trên 90 ngày: Bộ phận “một cửa”, Bộ phận KK&KTT chuyển biên bản cùng HSKT của NNT cho Bộ phận Kiểm tra thuế để thực hiện kiểm tra theo Quy trình Kiểm tra thuế.

– Theo dõi, đôn đốc NNT ký biên bản: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày NNT nộp HSKT quá thời hạn quy định, nếu NNT không ký biên bản thì Bộ phận KK&KTT ra thông báo yêu cầu NNT ký biên bản; nếu NNT vẫn không ký biên bản thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày NNT nộp HSKT quá thời hạn quy định, Bộ phận KK&KTT phải ghi rõ vào bản biên bản lưu tại cơ quan thuế các lý do và trình tự đã thực hiện trong quá trình lập biên bản để làm căn cứ xử phạt theo quy định.

3.3.2. Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế

– Trường hợp NNT ký biên bản:

+ Bộ phận KK&KTT lập Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (theo mẫu 02/QĐ hoặc 04/QĐ ban hành tại Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính) trình Thủ trưởng cơ quan ký ban hành, gửi NNT và các bộ phận có liên quan trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày biên bản vi phạm pháp luật thuế được lập giữa cơ quan thuế và NNT.

– Trường hợp NNT không ký biên bản, Bộ phận KK&KTT báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế để thực hiện xử phạt vi phạm theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

3.3.3. Theo dõi kết quả thực hiện xử phạt vi phạm hành chính thuế đối với NNT nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định

Hàng tháng, Bộ phận KK&KTT lập Danh sách theo dõi kết quả xử phạt vi phạm đối với NNT nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định (Mẫu số 06/QTr-KK); phân công, theo dõi, đôn đốc cán bộ thực hiện việc xử phạt vi phạm NNT chậm nộp, không nộp hồ sơ khai thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 558/CT-KK&KTT ngày 27/6/2017 của Cục Thuế tỉnh Kon Tum về việc lập biên bản vi phạm hành chính đối với hồ sơ khai thuế nộp chậm trên 90 ngày, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, Tổng cục Thuế ghi nhận đề xuất của Cục Thuế tỉnh Kon Tum và sẽ nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi phù hợp với thực tế. Trong thời gian chưa sửa đổi quy định chính sách có liên quan, đề nghị Cục Thuế thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?