Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Hướng dẫn về kê khai nộp thuế TNCN đối với tiền lương của người nước ngoài

Thông tư 37 năm 2010

Thông tư 37 năm 2010 , quản lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Công văn số 3370/TCT-TNCN

 V/v trách nhiệm kê khai nộp thuế TNCN đối với người nước ngoài

 

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Ninh Bình

 

Trả lời công văn số 115/CT-KTR1 ngày 20/1/2014 của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình. Về trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với người nước ngoài.

Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về trách nhiệm khai thuế:

– Tại Điều 412, Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định:

“Điều 412. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự

Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;”

– Tại Điểm 10 của các hợp đồng ký ngày 29/7/2012 và 23/3/2013 giữa Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (ĐNB) với Tập đoàn thầu khoán và kỹ thuật Hoàn cầu Trung Quốc (HQC) có nêu:

“10. Thuế

10.2. Tất cả các loại thuế quan, hải quan và các loại thuế khác phát sinh ở Việt Nam.

Liên quan đến hoặc nằm trong phạm vi hợp đồng này phải do ĐNB chi trả; và ĐNB có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục thuế phát sinh từ cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bằng chi phí của ĐNB. HQC chịu trách nhiệm đối với mọi loại thuế áp dụng ở Trung Quốc”

Căn cứ quy định và Hợp đồng nêu trên thì ĐNB có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế TNCN cho các cá nhân được HQC cử sang làm việc tại ĐNB (nếu phát sinh).

Tuy nhiên, do trong những năm qua Nhà thầu HQC đã khai thuế đối với cá nhân làm việc tại Đạm Ninh Bình thì Công ty Đạm Ninh Bình không phải khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân nữa. Vì đối với một nghĩa vụ thuế thì chỉ một đối tượng kê khai, không khai trùng. Nếu Nhà thầu HQC không thực hiện khai thuế cho cá nhân thì Công ty Đạm Ninh Bình phải có trách nhiệm khai thuế theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Xác định số thuế TNCN

– Tại Điều 11 và Điều 26 Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội quy định:

“Điều 11. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập

“Điều 26. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

1. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công quy định tại khoản 2 Điều này nhân với thuế suất 20%.

2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập

– Tại Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế:

“d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên số kế toán để xác định nghĩa vụ thuế”

Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên thì thu nhập chịu thuế TNCN được xác định theo số thực nhận – không tính trên tổng chi phí ĐNB phải trả cho HQC.

Trường hợp Nhà thầu HQC đã kê khai nhưng Cục thuế xác định là thấp so với thực tế thì có quyền ấn định số thuế phải nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế nêu trên.

Đề nghị Cục Thuế tỉnh Ninh Bình liên hệ với Vụ HTQT-Tổng cục Thuế để được trợ giúp trong quá trình xác minh thông tin thực hiện ấn định thuế nếu thấy cần thiết.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Ninh Bình được biết.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí tại đây

    Chúc các bạn thành công.

     

     

     

    Bài viết có ích cho bạn?