Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Hợp đồng khoán việc là gì? Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Hop-dong-khoan-viec-la-gi-Hop-dong-khoan-viec-co-phai-dong-BHXH-khong-kiemtoancalico

Hop-dong-khoan-viec-la-gi-Hop-dong-khoan-viec-co-phai-dong-BHXH-khong-kiemtoancalico

Khái niệm hợp đồng khoán việc? Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội? Thẩm quyền ký hợp đồng giao khoán nhân công trong công ty? Người ký hợp đồng giao khoán chết thì thanh lý hợp đồng như thế nào?

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhu cầu sử dụng lao động cũng ngày càng tăng cao. Cũng từ đó mà quan hệ lao động cũng được giao kết dưới nhiều dạng hợp đồng, hình thức hợp đồng khác nhau. Bên cạnh hợp đồng lao động thông thường, người sử dụng lao động và người lao động vẫn có thể giao kết hợp đồng khoán việc. Vậy như thế nào là hợp đồng khoán việc và quyền lợi đối với người lao động ký hợp đồng được xác định như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, trong phạm vi bài viết này, đội ngũ Luật sư và chuyên viên Luật Dương gia sẽ đề cập đến khái niệm hợp đồng khoán việc và xác định về việc có phải đóng bảo hiểm xã hội đối với người đang làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau:

1. Khái niệm hợp đồng khoán việc.

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật lao động hiện hành (bao gồm “Bộ luật lao động năm 2019” và các văn bản hướng dẫn có liên quan) không có quy định cụ thể về khái niệm “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc”. Tuy nhiên, nội dung về “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc” lại được đề cập đến trong một số văn bản chuyên ngành như Nghị định 37/2015/NĐ-CP (đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ); Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC (đề cập hợp đồng giao khoán). Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này đồng thời dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:

Hợp đồng khoán việc (hay hợp đồng giao khoán công việc) được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc, theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên khoán việc (bên giao khoán công việc) khi hoàn thành công việc được giao. Còn bên khoán việc (bên giao khoán công việc) sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.

Nhìn chung trong hợp đồng giao khoán công việc, bên khoán việc (bên giao khoán công việc) chỉ cung cấp công việc và nhận kết quả từ việc thực hiện công việc của người nhận khoán việc theo nội dung yêu cầu trong hợp đồng giao khoán mà không quan tâm đến việc người nhận khoán việc đó thực hiện công việc như thế nào. Còn bên nhận khoán việc cũng có thể tự thực hiện công việc được giao theo nội dung trong hoạt động khoán việc, có thể có sự linh động về mặt thời gian và địa điểm làm việc.

Hợp đồng khoán việc được giao kết với những công việc mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối 

Hiện nay nếu căn cứ vào tính chất công việc cũng như phạm vi công việc được giao khoán thì có thể phân hợp đồng khoán việc thành hai loại hợp đồng: là hợp đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần. Cụ thể:

 – Hợp đồng khoán việc toàn bộ được hiểu là trường hợp bên giao khoán (bên khoán việc) giao toàn bộ công việc cũng như các chi phí cần thiết để thực hiện việc hoàn thành công việc. Trường hợp này, trong khoản thù lao trả cho người nhận khoán việc sẽ không chỉ bao gồm tiền công lao động để thực hiện công việc giao khoán mà còn bao gồm các chi phí khác để giúp người nhận khoán việc hoàn thành công việc được giao.

 – Hợp đồng khoán việc từng phần được hiểu là trường hợp bên khoán việc không giao toàn bộ công việc mà chỉ giao một phần công việc và người nhận khoán việc phải tự lo các công cụ, vật trang để hoàn thành công việc. Tuy nhiên khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán việc thì ngoài tiền công lao động, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.

Hợp đồng khoán việc thường được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng – thi công, rồi các lĩnh vực gia công may mặc… và mặc dù không được quy định trong “Bộ luật lao động năm 2019”, nhưng trên thực tế, hợp đồng khoán việc cũng được sử dụng nhiều trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, Hợp đồng khoán việc cũng chỉ được sử dụng để giao kết những hợp đồng ngắn hạn, không thường xuyên, mang tính chất thời vụ. Do vậy, đối với những công việc mang tính chất thường xuyên, ổn định từ 12 tháng trở lên thì phải buộc giao kết hợp đồng lao động, mà không được giao kết hợp đồng khoán việc.

2. Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội.

Về vấn đề hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chỉ có những đối tượng sau đây mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

Căn cứ vào các đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trong đó có các đối tượng theo hợp đồng) thì trường hợp này, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, khi tham gia hợp đồng khoán việc thì cả người khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp này, nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia theo dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức hợp đồng khoán việc để giao kết với hợp đồng lao động nhằm mục đích tránh được việc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng khoán việc có thực sự phù hợp với quan hệ lao động – làm việc giữa hai bên hay không còn phụ thuộc vào bản chất công việc, tính chất quản lý giữa doanh nghiệp với người lao động… Trường hợp doanh nghiệp và người lao động giao kết sai loại hợp đồng thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Như vậy, hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên về nguyên tắc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng khoán việc chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ nhiều hơn khi một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.

3. Thẩm quyền ký hợp đồng giao khoán nhân công trong công ty.

Tóm tắt câu hỏi:

Cho mình hỏi, mình làm nhân công cho công ty CP có 51% vốn nhà nước. Trưởng phòng tổ chức hành chính có được thay mặt Tổng giám đốc ký hợp đồng kinh tế giao khoán nhân công cho các tổ đội thi công?

Luật sư tư vấn:

Pháp luật không có quy định cụ thể về thẩm quyền giao kết hợp đồng kinh tế giao khoán nhân công. Vấn đề này sẽ căn cứ vào quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng, chịu trách nhiệm phát sinh với giao dịch của công ty trong Luật doanh nghiệp 2014 và Bộ luật dân sự 2015. Theo đó việc giao dịch của doanh nghiệp phải do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện. Từ đó có thể hiểu việc giao kết hợp đồng kinh tế giao khoán nhân công giữa công ty bạn và tổ đội thi công phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của công ty ký kết.

Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

“1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền”.

Căn cứ khoản 1 Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

Trường hợp của bạn trưởng phòng tổ chức hành chính muốn thay tổng giám đốc ký tên trong hợp đồng kinh tế giao khoán nhân công thì phải là người đại diện theo pháp luật của công ty căn cứ vào điều lệ công ty có quy định. Nếu như không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty thì phải được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản, trong đó nêu rõ nội dung và phạm vi ủy quyền mới có thẩm quyền ký kết hợp đồng.

4. Người ký hợp đồng giao khoán chết thì thanh lý hợp đồng như thế nào?

Trường hợp bạn thuộc đối tượng được giao khoán thì bạn sẽ phải có hợp đồng giao khoán và thể hiện rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán và bên nhận khoán. Tuy nhiên, nội dung bạn đang đưa ra là bên nhận khoán là hộ gia đình nhưng do một chủ hộ đại diện và hiện tại chủ hộ này chết thì thanh lý hợp đồng hay không. 

Trường hợp nếu đang trong thời hạn mà một bên tham gia giao dịch chết sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó tại Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 hợp đồng sẽ bị chấm dứt và phải thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý trường hợp của bạn, như bạn trao đổi đây là một đại diện hộ ký, hộ gia đình là đối tượng nhận khoán. Trường hợp 1 thành viên trong hộ chết nhưng những thành viên khác vẫn đang còn tiếp tục thực hiện hợp đồng với công ty. Để giải quyết trường hợp này các bên có thể thỏa thuận để ký điều chỉnh bổ sung về thành viên trong hộ và thay đổi người ký hợp đồng để tiếp tục thực hiện hợp đồng giao khoán mà các bên đang có.

Nguồn: ST

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết có ích cho bạn?