Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Mục lục bài viết

Bài viết sau sẽ hướng dẫn về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với một số nước/vùng lãnh thổ đối với thu nhập phát sinh từ Hợp đồng dịch vụ kỹ thuật giữa Tổng công ty hàng không Việt Nam (VAC) với các nhà thầu nước ngoài AIB và EGAT căn cứ vào công văn 3896/TCT-HTQT ngày 22/09/2015

1. Về xác định cơ sở thường trú (CSTT)

Tổng cục Thuế đã có công văn số 4336/TCT-HTQT ngày 06/10/2014 hướng dẫn về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế lần giữa Việt Nam với một số nước/ vùng lãnh thổ. Theo đó, việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ bảo trì cảng hàng không và tuyến hàng không và dịch vụ kỹ thuật công nghệ của AIB, và cung ứng phụ tùng vật tư, dịch vụ phụ tùng vật tư của EGAT theo hợp đồng với VAC được thực hiện thông qua một văn phòng tại Việt Nam (trong trường hợp của EGAT còn duy trì một kho hàng tại Việt Nam) đã tạo thành các CSTT của AIB và EGAT tại Việt Nam.

2. Về xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

2.1. Xác định nghĩa vụ thuế của CSTT.

– Khoản 1, Điều 7 của Hiệp định thuế giữa Việt Nam – Pháp quy định:

Lợi tức của một xí nghiệp của một Nước ký kết sẽ chỉ chịu thuế tại Nước đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có thể bị đánh thuế tại Nước kia, nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

– Khoản 1, Điều 7 của Hiệp định thuế giữa Việt Nam – Đài Bắc quy định:

Lợi tức của một xí nghiệp của một Bên ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Bên kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có thể bị đánh thuế tại Bên đó, nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

 

2.2. Xác định lợi tức phân b cho CSTT

– Khoản 2, Khoản 3 Hiệp định thuế giữa Việt Nam – Pháp quy định:

Thể theo các của định của khoản 3, khi một xí nghiệp của Nước ký kết tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia, thì tại mỗi nước ký kết sẽ có những khoản lợi tức được phân bổ cho cơ sở thường trú nói trên mà cơ sở đó có thể thu được, nếu nó là một xí nghiệp riêng, tách biệt cùng tham gia vào các hoạt động hoặc tương tự, trong những điều kiện giống hoặc tương tự và có quan hệ hoàn toàn độc lập với xí nghiệp mà cơ sở đó được coi là cơ sở thường trú.

Để xác định lợi tức của một cơ sở thường trú, cơ sở này sẽ được phép trừ các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cơ sở thường trú đó bao gồm chi phí điều hành và chi phí quản lý chung phát sinh tại Nước mà cơ sở thường trú này đóng hoặc ở bất kỳ nơi nào khác.

– Khoản 2, Khoản 3 Hiệp định thuế giữa Việt Nam – Đài Bắc quy định:

Thể theo các của định của khoản 3, khi một xí nghiệp của một Bên ký kết tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Bên kia, thì tại mỗi Bên ký kết sẽ có những khoản lợi tức được phân bổ cho cơ sở thường trú nói trên mà cơ sở đó có thể thu được, nếu nó là một xí nghiệp riêng, tách biệt cùng tham gia vào các hoạt động tương tự trong cùng những điều kiện như nhau hay tương tự và có quan hệ hoàn toàn độc lập với xí nghiệp mà cơ sở đó được coi là cơ sở thường trú.

Trong khi xác định lợi tức của một cơ sở thường trú, cơ sở này sẽ được phép khấu trừ các khoản chi phí hợp lý phát sinh phục vụ cho các hoạt động của cơ sở thường trú này bao gồm cả chi phí điều hành và chi phí quản lý chung phát sinh tại Bên nơi cơ sở thường trú đó đóng hoặc ở bất kỳ nơi nào khác.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 54855/CT-KTT2 ngày 20/8/2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội đề nghị hướng dẫn về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (sau đây gọi là Hiệp định thuế) giữa Việt Nam với một số nước/vùng lãnh thổ đối với thu nhập phát sinh từ Hợp đồng dịch vụ kỹ thuật giữa Tổng công ty hàng không Việt Nam (VAC) với các nhà thầu nước ngoài AIB và EGAT (sau đây gọi là AIB và EGAT). Về vấn đề này, sau khi báo cáo và có ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Theo quy định nêu trên, AIB và EGAT đã tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua một CSTT tại Việt Nam trong quá trình thực hiện Hợp đồng với VAC, nên thu nhập từ việc thực hiện Hợp đồng này phải chịu thuế TNDN tại Việt Nam trên phần lợi tức phân bổ cho các CSTT này.

Theo quy định nêu trên và do thực tế AIB và EGAT không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam, Tổng cục Thuế hướng dẫn nguyên tắc xác định lợi tức phân bổ cho các CSTT của AIB và EGAT như sau:

– Coi thu nhập từ các hoạt động tại Việt Nam của AIB và EGAT trong quá trình thực hiện các Hợp đồng nêu trên là cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

– Thu nhập từ các hoạt động tại Việt Nam của AIB và EGAT được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa doanh thu và chi phí được phân bổ cho hoạt động tại Việt Nam.

– Doanh thu và chi phí được phân bổ cho hoạt động tại Việt Nam được xác định trên cơ sở hợp đồng và sổ sách, chứng từ kế toán của AIB và EGAT.

– Trường hợp không xác định được doanh thu phân bổ theo hợp đồng và sổ sách, chứng từ kế toán, thì sử dụng tỷ lệ giữa chi phí phân bổ cho hoạt động tại Việt Nam và tổng chi phí của Hợp đồng để xác định doanh thu của các hoạt động tại Việt Nam.

Căn cứ vào các nguyên tắc trên đề nghị Cục Thuế TP. Hà Nội kiểm tra thực tiễn các công việc thực hiện tại Việt Nam cũng như việc phân bổ doanh thu các hoạt động này làm cơ sở tính thuế TNDN. Trường hợp các Nhà thầu nước ngoài không chứng minh được các công việc thực hiện tại Việt Nam cũng như việc phân bổ doanh thu các hoạt động này không phù hợp thì sẽ tính thuế trên doanh thu của toàn bộ hợp đồng.

 

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?